Kinh tế Trung Quốc liên tiếp chịu đòn giáng chỉ trong vài ngày

Chứng khoán chạm đáy, tăng trưởng thấp nhất gần một thập kỷ đang tạo thêm gánh nặng cho lãnh đạo Trung Quốc, trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ. 
Kinh tế Trung Quốc liên tiếp chịu đòn giáng chỉ trong vài ngày

Ngày 18/10, chỉ số Shanghai Composite trên sàn chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) xuống đáy 4 năm vì bị bán tháo. Giá đồng Nhân dân tệ cũng xuống đáy 2 năm, sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ giá NDT tham chiếu thêm 0,25% so với USD. Giới phân tích nhận định ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy đồng tiền này có thể phá vỡ ngưỡng 7 NDT một USD - mốc chưa từng đạt từ trước khủng hoảng tài chính 2008.

Cùng hôm đó, Tổng thống Mỹ - Donald Trump tiếp tục đưa cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sang chiến trường mới, khi tuyên bố rút khỏi một hiệp ước về bưu chính, mà họ cho là giúp công ty Trung Quốc có lợi thế không công bằng so với doanh nghiệp Mỹ. Mỹ có thể không rút đi nếu tái đàm phán được theo hướng có lợi hơn. Tuy nhiên, động thái này có thể vẫn ảnh hưởng đến các công ty Trung Quốc, khi làm tăng giá vận chuyển hàng đến Mỹ qua đường bưu điện.

Đến sáng hôm qua (19/10), Trung Quốc chính thức công bố GDP quý III, với tốc độ tăng trưởng chỉ 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái – thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009. Để trấn an tâm lý hoảng loạn ngày càng tăng trên thị trường chứng khoán, giới lãnh đạo tài chính Trung Quốc, từ Thống đốc, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Ngân hàng và Bảo hiểm, đến Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, đều đồng loạt ra thông báo kêu gọi nhà đầu tư bình tĩnh.

Giới hoạch định chính sách kinh tế Trung Quốc giờ chẳng khác nào đang đi trên dây. Để củng cố vị thế đàm phán của nước mình trong thương mại với Mỹ, họ cần chặn đứng đà bán tháo đã khiến chứng khoán nước này mất 3.000 tỷ USD trong 6 tháng qua, đồng thời kích thích tăng trưởng nội địa mà không được từ bỏ mục tiêu giảm đòn bẩy trong nền kinh tế.

“Trung Quốc đang chịu sức ép trên nhiều mặt trận”, Michael Every – Giám đốc Nghiên cứu các thị trường tài chính châu Á tại Rabobank nhận xét, “Nói một cách logic thì tất cả những việc này sẽ ép Trung Quốc phải đạt được một thỏa thuận. Nhưng tôi không cho rằng họ sẽ làm thế đâu”.

Đầu phiên hôm qua, chỉ số Shanghai Composite đi xuống sau thông tin về GDP. Dù vậy, đến phiên chiều, nó đã bật tăng trở lại và đóng cửa tăng 2,6%. Nhà đầu tư cho rằng một số quỹ có sự hỗ trợ của chính phủ đã nhảy vào thị trường để hiện thực hóa tuyên bố can thiệp của các nhà hoạch định chính sách.

Dù vậy, thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn là tệ nhất thế giới năm nay, khi vốn hóa đã mất gần bằng Brazil, Ấn Độ và Nga cộng lại. Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm chủ yếu do lo ngại về thương mại và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đà giảm tháng này mới tăng tốc do làn sóng bán tháo của nhà đầu tư trước áp lực giải chấp.

Báo cáo GDP quý III càng khiến nhà đầu tư lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc. Sản lượng công nghiệp yếu và “tình hình thế giới trầm trọng” là các yếu tố chính khiến tăng trưởng quý III chậm lại.

Tuy vậy, giới phân tích cho rằng Trung Quốc vẫn còn lý do để lạc quan. Tăng trưởng doanh số bán lẻ tháng 9 bất ngờ cao hơn dự báo. Cộng với hàng loạt biện pháp kích thích gần đây của Trung Quốc, như hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng, nó có thể kéo tăng trưởng lên cao trở lại. Các chính quyền địa phương cũng đang huy động 1.350 tỷ NDT từ trái phiếu để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang phải nhượng bộ nỗ lực giảm đòn bẩy trong nền kinh tế.

Ngoài các vấn đề trong nước, thách thức bên ngoài với Trung Quốc cũng đang tăng lên. Hồi đầu tháng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, lần đầu tiên trong hơn 2 năm. Nguyên nhân là rủi ro từ tăng thuế nhập khẩu đã bắt đầu xuất hiện.

Lãi suất tại Mỹ tăng, đồng đôla mạnh lên và tiền tệ các nước mới nổi biến động mạnh càng khiến Trung Quốc lúng túng, trong bối cảnh ông Trump đe dọa tăng thuế nhập khẩu với hàng Trung Quốc lên 25% từ đầu năm sau.

“Đây là một vòng luẩn quẩn”, Andrew Polk – đồng sáng lập hãng nghiên cứu Trivium China (Bắc Kinh, Trung Quốc) nhận xét, “Thách thức từ các thị trường mới nổi gây sức ép lên Trung Quốc. Sự giảm tốc của Trung Quốc lại tạo gánh nặng cho các thị trường mới nổi. Tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tiếp tục chậm lại trong năm 2019, chỉ quanh 6%, theo dự báo của chúng tôi. Hiện tại chưa có cách rõ ràng nào để thoát ra khỏi vòng xoáy này”.

Ngoài việc rút khỏi hiệp ước bưu chính, Mỹ còn bất đồng với Trung Quốc tại một phiên họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva (Thụy Sĩ) tuần này, về vấn đề cải tổ hệ thống giao thương toàn cầu. Phó đại diện thương mại Mỹ -  Dennis Shea cho rằng WTO cần kiềm chế việc Trung Quốc lạm dụng thương mại và cân nhắc lại các quyền ưu tiên cho Trung Quốc với tư cách một nước đang phát triển. Đại sứ Trung Quốc - Zhang Xiangchen thì khẳng định Mỹ không thể chỉ nhắm vào một đối tượng và Bắc Kinh sẽ không ủng hộ bất kỳ động thái nào đi ngược các quy tắc cơ bản của WTO.

Thế giới đang chờ đợi một cuộc gặp giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian sớm nhất, để giải quyết các bất đồng hiện tại, tránh ảnh hưởng đến cả nền kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, rất nhiều nhà phân tích cho rằng việc này chỉ khả thi sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ tháng tới.

“Kinh tế Trung Quốc vẫn khá vững trước tác động của chiến tranh thương mại, nhờ tăng trưởng tiêu dùng nội địa tốt. Đây là rủi ro chính với ông Trump khi muốn áp thêm thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc”, Rajiv Biswas – kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại IHS Markit cho biết, “Tuy vậy, lĩnh vực xuất khẩu của họ vẫn còn dựa chủ yếu vào thị trường Mỹ”.

Theo Vnexpress
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.