Kỳ diệu thay tiếng trống ếch, đèn lồng vỏ bưởi những năm thập niên 70

(Ngày Nay) -Tôi sinh vào đầu thập niên 70, ở xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội (Hà Tây cũ). Niềm háo hức của những đứa trẻ nông thôn chúng tôi thời bấy giờ là mỗi khi đến Rằm tháng 8 sẽ được ăn một bữa rất là tươi (ăn mặn).
Cho đến bây giờ, chiếc trống ếch vẫn là một món quà Trung thu ngọt ngào đối với trẻ em (Ảnh: vietnamtrongtoi.net)
Cho đến bây giờ, chiếc trống ếch vẫn là một món quà Trung thu ngọt ngào đối với trẻ em (Ảnh: vietnamtrongtoi.net)

Quanh năm chỉ rau dưa, đến Rằm tháng 8 bữa ăn của chúng tôi được cải thiện nhiều lắm. Có con gà, con vịt, hoặc cân thịt lợn nấu thành các món... ,cả gia đình sum vầy đông đủ quanh mâm cơm. Nói vậy nhưng chỉ riêng Rằm tháng 8 đâu, bởi trong tâm thức mỗi người, ngày 5/5 (Âm lịch) không hẳn chỉ gắn với Tết Đoan Ngọ, còn gắn với ngày thu hoạch vụ chiêm nữa. Nên mùng 5/5 (Âm lịch), 10/10 (Âm lịch) - ngày thu hoạch vụ mùa và 15/8 (Âm lịch) ở giữa hai vụ sẽ là những ngày ăn linh đình nhất.

Nhà quê đơn sơ, các dịp lễ hội văn hóa thường gắn với thu nhập của người nông dân. Ngay cả những người trưởng thành ở quê tôi cũng không để ý lắm những ý nghĩa to tát của ngày Trung thu là gì. Họ sẵn coi đó là một cái Rằm lớn trong năm. Với riêng tôi, có lẽ tôi không bao giờ quên được những ký ức về Rằm Trung thu ấy, vì quá  ấn tượng với tiếng trống ếch và hình ảnh chiếc đèn lồng làm từ vỏ bưởi.

Là cái trống ếch đúng nghĩa. Thời thơ ấu, chúng tôi đi xin lon sữa bò ở nhà mẫu giáo. Tranh thủ lúc chăn trâu ngoài đồng, chúng tôi bắt những con ếch to. Thịt ếch tất nhiên sẽ được nấu thành một món ăn hấp dẫn, song, háo hức hơn cả là bọn trẻ con sẽ lột da ếch, phơi rất khéo làm mặt trống. Tôi nhớ như in, phải phơi da ếch vừa phải, phơi giòn quá dễ nát, cũng không được phơi vội, da ỉu dễ hỏng.

Xong xuôi, lũ trẻ mục đồng chúng tôi bịt miếng da đó vào miệng lon sữa bò rồi gõ. Tiếng trống ếch mang một âm thanh lạ lẫm, nó kỳ diệu lắm! Khác hoàn toàn với trống lễ hội bây giờ. Nó kêu lung tung lung tung lung tung... vô cùng hồn nhiên.

Kỳ diệu thay tiếng trống ếch, đèn lồng vỏ bưởi những năm thập niên 70 ảnh 1

Trẻ em nông thôn thường dùng vỏ bưởi làm đèn lồng chơi Rằm tháng 8 (Ảnh: Phunusuckhoe)

Kỳ diệu thay tiếng trống ếch, đèn lồng vỏ bưởi những năm thập niên 70 ảnh 2

Tuổi thơ ngào ngạt hương thơm với đèn lồng vỏ bưởi (Ảnh: Phunusuckhoe)


Rằm tháng 8 cũng gắn với mùa bưởi sai trĩu cành, đám trẻ quê nghèo không có đèn ông sao hay đèn lồng giấy màu rực rỡ bèn lấy chính cái vỏ bưởi bổ xoáy trôn ốc làm đèn, cắm bấc đèn là chuỗi hạt bưởi xâu dây thép. Hạt bưởi trước khi xâu chỉ phơi se se thôi, nếu khô quá không còn tinh dầu cháy nữa. Khi châm lửa, bấc hạt bưởi cháy lên một ánh sáng kỳ ảo thần thiên, lửa nhỏ, ánh xanh, thơm dịu. Và trong đêm trăng sáng ngần, gió dè dặt, ngọn lửa be bé hắt qua những khe vỏ bưởi đầy nâng niu bí mật.

Tuổi thơ của tôi thật giản dị nguyên sơ. Nhưng tôi nhớ lâu bởi trân trọng nó. Ăn một bữa tươi, khi ăn ấm bụng rồi có năng lượng hứng khởi để chơi cùng chúng bạn. Những cuộc thi trống ếch kéo dài từ năm này sang năm khác, cho đến khi tôi vỡ òa rằng mình đã lớn khôn. Tôi nhớ lắm những đứa trẻ gương mặt rạng ngời hăm hở so nhau ai bưng trống đều, đẹp hơn, mặt trống không trùng, không căng quá kẻo khi đánh trống dễ thủng.

Cho đến cuối những năm tháng tuổi thơ tôi, cũng là những năm sau Giải phóng, Đoàn thanh niên quê tôi tổ chức các hoạt động Đội, Tết Trung thu mới có tiếng trống thiếu nhi, múa hát tập thể, nô nức cuộc thi kéo co bơi lội... Khi chững chạc ra dáng đàn anh, tôi đã tham gia vào các hoạt động công tác Đội của xã Tốt Động, tổ chức các hoạt động ngày Rằm tháng 8 cho các em thiếu nhi. Lúc ấy, tôi mới biết tường tận về nguồn gốc của Tết Trung thu, ngậm ngùi nuối tiếc tuổi thơ mình đã vuột qua mất. Nhưng, tôi mong đợi Tết Trung thu của tất cả trẻ em sẽ luôn đầy ắp kỷ niệm và ấm no.

Theo Nhà văn Đỗ Tiến Thụy

Sa Châu (ghi)

TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.