Lạm phát ở Pháp tăng 5,8% trong vòng một năm

0:00 / 0:00
0:00
Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế (INSEE) cho biết lạm phát đang đè nặng lên đời sống người dân với mức tăng đặc biệt của giá cả năng lượng và thực phẩm.
Lạm phát ở Pháp tăng 5,8% trong vòng một năm

Báo cáo của cơ quan thống kê quốc gia này cho biết, trong tháng 6, lạm phát đã tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất kể từ thập niên những năm 1980. Cụ thể, lạm phát tăng là do “giá năng lượng và thực phẩm tăng nhanh”, báo cáo nêu rõ. Chỉ trong vòng một năm, do sự bùng nổ giá xăng dầu, giá năng lượng đã tăng mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua, là 33,1%. Giá thực phẩm cũng leo thang nhanh chóng với mức tăng 5,7% trong một năm, mức cao nhất kể từ tháng 7/2008. Thậm chí giá các sản phẩm tươi sống đã tăng 6,2%.

Tương tự, các sản phẩm chế tạo tăng 2,6% trong vòng một năm, tốc độ chậm hơn một chút so với trong tháng 5 do doanh số bán hàng đã giảm. Tuy nhiên, tốc độ tăng hiện tại vẫn ở mức cao nhất kể từ năm 1992. Cuối cùng, lạm phát cũng làm ảnh hưởng đến giá dịch vụ, tuy chậm, nhưng vẫn ở mức +3,2% so với cùng kỳ năm ngoái và cao nhất kể từ cuối năm 2002. Chiến tranh và dịch bệnh vẫn là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng giá thực phẩm, hàng hóa, dịch vụ và đặc biệt là năng lượng.

Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, tình hình sẽ chưa được cải thiện trong vài tháng tới. Cơ quan INSEE dự kiến lạm phát sẽ tăng tốc "đến xấp xỉ 7% trong tháng 9", trước khi ổn định vào cuối năm trong khoảng 6,5% đến 7%. Ngân hàng trung ương Pháp cũng hy vọng mức độ lạm phát trung bình của năm 2022 sẽ dao động ở mức 5,5%. Mặc dù đây là một trong những tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong Liên minh châu Âu, nhưng bất chấp sự động viên của chính phủ, người dân Pháp vẫn cảm thấy choáng váng. Lạm phát và giá cả leo thang thậm chí còn khiến họ dần thay đổi thói quen hàng ngày và có xu hướng thắt lưng buộc bụng, hoặc mua hàng tích trữ khi có thể.

Dự kiến, Quốc hội Pháp sẽ sớm xem xét một loạt các đề xuất của chính phủ nhằm bảo vệ sức mua, như hỗ trợ trả tiền thuê nhà, cải thiện thu nhập tối thiểu xã hội, nâng mức lương hưu, giảm thuế, hỗ trợ phiếu mua thực phẩm cho các hộ gia đình... Tuy nhiên, khả năng đồng ý của các nhóm chính trị để các biện pháp này được thông qua còn chưa chắc chắn. Các chủ đề trên sẽ được thảo luận sẽ rất nhiều vì tổng chi sẽ là con số đáng kể, báo trước những cuộc tranh luận nảy lửa trong các kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.