Lễ hội vắng khách giữa 'điểm nóng' virus corona

Hàng loạt lễ hội lớn dừng tổ chức trước giờ G. Lễ hội đông đúc như chùa Hương cũng thưa vắng dần trong hai ngày cuối tuần... là những hiệu ứng tích cực để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona.


hùa Tam Chúc thưa vắng khách sau quyết định tạm dừng lễ hội để chống dịch corona.
hùa Tam Chúc thưa vắng khách sau quyết định tạm dừng lễ hội để chống dịch corona.

Đeo khẩu trang phòng dịch

Không riêng các lễ hội truyền thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi công văn tạm dừng mọi lễ hội, khóa tu tập trung đông người tại các cơ sở thờ tự, mà  chỉ tổ chức các khóa lễ cầu nguyện quốc thái, dân an thường nhật tại chùa. 

Ngày 31/1, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ký công văn số 027/CV-HĐTS về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV). Giáo hội cũng khuyến cáo tăng ni, Phật tử phải có ý thức trách nhiệm cao trong việc phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, yêu cầu mọi người khi đến chùa phải đeo khẩu trang. Khuyến khích các chùa phát khẩu trang cho nhân dân, Phật tử và du khách đến chùa.

Trước khi có chỉ thị 06 của Thủ tướng, công điện 393 của Bộ VHTTDL ngày 31/1 về tạm dừng lễ hội chưa khai mạc trên toàn quốc, nhiều nơi vẫn đông nghịt khách. Chùa Hương khai hội mùng 6 Tết vẫn có hơn 4 vạn khách. Tuy nhiên hai ngày cuối tuần lượng khách giảm rõ rệt. Khoảng hơn 2 vạn khách về chùa Hương ngày 2/2, trong khi cùng thời điểm cuối tuần ở các năm trước thường 7-8 vạn khách trẩy hội. 

“Chúng tôi tập trung tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh. Cứ 15 phút chúng tôi phát thanh trên hệ thống loa toàn khu vực lễ hội, khu vực xã Hương Sơn. Bên cạnh đó thông báo của BTC yêu cầu nhân dân và du khách nghiêm chỉnh đeo khẩu trang, tránh tập trung nơi đông người, chấp hành các hướng dẫn của ngành y tế. Theo quan sát của chúng tôi, đa số du khách đều đeo khẩu trang, một số người không đeo nhưng sau khi BTC nhắc nhở thì lấy khẩu trang ra sử dụng. Với tinh thần thực hiện nghiêm chủ trương của Nhà nước, Bộ VHTTDL và UBND TP Hà Nội, chúng tôi không mở rộng các quy mô hoạt động trong lễ hội”, ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng BQL khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn nói với Tiền Phong.

Chùa Tam Chúc lúc đỉnh điểm có 10 vạn khách nhưng nay khá yên bình, chỉ khoảng hơn 1 vạn khách về chùa tham quan. BTC lễ hội chùa Tam Chúc cũng ngừng khai hội ngay sau chỉ thị của Thủ tướng và công điện của Bộ VHTTDL. Đỉnh thiêng Yên Tử cũng thưa vắng khách, trong khi thời điểm này hằng năm luôn tắc đường hàng giờ ở đường dẫn lên chùa Đồng.

Tăng giám sát

“Các địa phương chấp hành nghiêm, không nơi nào khai mạc lễ hội sau khi có chỉ thị của Thủ tướng và công điện của Bộ. Lãnh đạo Bộ cũng giao Cục Văn hóa Cơ sở kiểm tra tại Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Cả hai tỉnh đều chấp hành nghiêm chỉnh”, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy trả lời Tiền Phong. Nhiều tỉnh, thành hai ngày qua có công văn, văn bản hỏa tốc yêu cầu các BTC lễ hội thực hiện đúng tinh thần chỉ thị của Thủ tướng và công điện của Bộ trưởng Bộ VHTTDL. 

Đoàn kiểm tra do Cục Văn hóa Cơ sở chủ trì ngày 1/2 tới kiểm tra thực tế tại các lễ hội lớn trên địa bàn hai tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Lễ hội Đúc Bụt (xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc), lễ hội chọi trâu Phù Ninh (xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) thường lệ diễn ra Mùng 8 tháng Giêng, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. “Chính quyền các địa phương cũng như BTC hai lễ hội đều đã chấp hành rất nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng và công điện của Bộ VHTTDL. Lễ hội Đúc Bụt và lễ hội chọi trâu Phù Ninh dù công tác chuẩn bị xong từ trước nhưng đã dừng không tổ chức, tập trung cho phòng dịch…”, lãnh đạo Cục Văn hóa Cơ sở cho hay.

Không chỉ kiểm tra trực tiếp, lãnh đạo Cục Văn hóa Cơ sở cử cán bộ chuyên môn kết nối với các địa phương có dịch bệnh do virus corona cũng như các địa phương có lễ hội trọng điểm thu hút hàng vạn người tham gia để nắm bắt tình hình, thực hiện việc dừng tổ chức theo đúng tinh thần Chính phủ, Bộ đưa ra. “Phần lớn các địa phương có lễ hội trọng điểm đều triển khai rất khẩn trương và nghiêm túc việc dừng tổ chức khai hội, giảm các hoạt động phần hội thu hút đông người. Nhiều lễ hội quy mô lớn, dự kiến rất đông người dự cũng đã chính thức thông báo không tổ chức khai hội như hội xuân Yên Tử, lễ hội Đền Trần (Nam Định), lễ hội chùa Tam Chúc (Hà Nam)…”, lãnh đạo Cục đánh giá. 

Bên cạnh chỉ thị, công văn từ các ngành các cấp, lãnh đạo Bộ VHTTDL đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện tạm dừng lễ hội chưa khai mạc, giảm quy mô tổ chức lễ hội. “Căn cứ vào diễn biến thực tế, Bộ có thể yêu cầu một số địa phương dừng mọi hoạt động tại lễ hội và di tích”, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nói. 

Cục Văn hóa Cơ sở cũng tiếp tục tới các địa phương đã công bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona như Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Khánh Hòa... cùng các địa phương có các lễ hội lớn, hằng năm thu hút đông đảo nhân dân và du khách như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh… để kiểm tra, giám sát.

Dù đã ra văn bản, chỉ đạo dừng mọi lễ hội chưa khai mạc còn các lễ hội khai mạc trước đó phải giảm quy mô và thời gian tổ chức, không ít người dân vẫn đi lễ, du xuân dự lễ hội ở nhiều nơi. Đó là nhu cầu ăn sâu vào đời sống nhiều năm nay không dễ từ bỏ ngay, tuy nhiên Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho rằng lễ hội tập trung đông người dân, du khách thập phương khiến việc kiểm soát dịch bệnh khó khăn. “Việc bảo vệ sức khỏe của người dân, tránh để dịch bệnh lây lan là trách nhiệm của mỗi người, của cộng đồng và toàn xã hội. Mỗi người dân nên nâng cao ý thức và trách nhiệm vì sức khỏe, tính mạng của bản thân, gia đình và cộng đồng”, Thứ trưởng nói.
Theo Tiền Phong
TIN LIÊN QUAN
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.