Trong một tuyên bố được đưa ra từ Người phát ngôn của mình hôm thứ Sáu, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc thứ 9, ông António Guterres cho biết các nền kinh tế đang phát triển đã và đang phải vật lộn để đảm bảo đủ nguồn lực tài chính nhằm đối phó với sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng từ Covid-19, chưa bàn đến kế hoạch phục hồi sau đại dịch.
Kể từ đầu cuộc khủng hoảng, Tổng thư ký đã kêu gọi thanh khoản thông qua việc phát hành Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).
Ông Guterres đã đề xuất cách tiếp cận ba giai đoạn để giải quyết gánh nặng nợ nần: hoãn nợ, giảm nợ có mục tiêu cho những quốc gia dễ bị tổn thương nhất và cải cách cấu trúc nợ quốc tế.
Cam kết quỹ mới
Tổng thư ký hoan nghênh đề xuất cụ thể của IMFC về việc phân bổ các SDR mới và tái phân bổ tự nguyện cho các quốc gia có nhu cầu.
Sáng kiến Đình chỉ nghĩa vụ trả nợ của G20 (DSSI), đã cung cấp 5 tỷ đô la cứu trợ tạm thời cho các quốc gia dễ bị tổn thương và cho Khuôn khổ chung về xử lý Nợ.
Ông nhấn mạnh, nợ đọng phải được xử lý dứt điểm đối với các quốc gia cần nhất - bao gồm cả các quốc gia có thu nhập trung bình, nơi sinh sống của hơn 60% người nghèo trên thế giới - mà không tạo ra sự kỳ thị hoặc ảnh hưởng đến xếp hạng chủ quyền của những quốc gia này.
Tái tạo nợ
Cải cách cấu trúc nợ quốc tế đóng vai trò quan trọng bởi cuộc khủng hoảng nợ trong bối cảnh Covid-19 sẽ khiến các Mục tiêu phát triển bền vững rơi ra ngoài tầm với.
Tổng thư ký kêu gọi tất cả các quốc gia và tổ chức cùng tham gia vào nỗ lực toàn cầu để xem xét các nguyên tắc nền tảng cho cấu trúc nợ ngày nay, đồng thời thúc giục các cơ chế giải quyết khủng hoảng nợ hiệu quả hơn./.
Quyền rút vốn đặc biệt (SDR): loại tiền tệ được IMF tạo ra vào năm 1969, đóng vai trò như một bộ phận trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên. SDR được phân bổ cho các nước thành viên theo tỷ lệ góp vốn của các nước vào thể chế tài chính đa phương này.