Liệu hệ thống y tế Singapore có đủ để đối phó số ca mắc COVID-19 tăng vọt?

Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) tại Singapore đã tăng gấp 6 lần kể từ đầu tháng do sự bùng nổ dịch bệnh tại những khu nhà ở dành cho lao động nước ngoài.
Nhân viên y tế trang bị đồ bảo hộ khi chữa trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Singapore
Nhân viên y tế trang bị đồ bảo hộ khi chữa trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Singapore

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), ngày 18/4, Bộ Y tế Singapore đã xác nhận thêm 942 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ. Đây là mức tăng theo ngày cao kỷ lục ở quốc gia này. Tổng số ca mắc COVID-19 ở Singapore tới hết ngày 19/4 là 6.588 người, nhiều ca nhiễm nhất ở Đông Nam Á.

Các nhà chức trách được cho là đang nỗ lực hết sức để đảm bảo hệ thống y tế quốc gia có thể chịu được trước sức ép số lượng bệnh nhân ngày một tăng.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam cho biết hiện tại các bệnh viện vẫn có thể xử lý được tình hình song ông lo ngại về một viễn cảnh khi số bệnh nhân nhập viện bỏ xa số người hồi phục và xuất viện.

Tính đến ngày 18/4, Singapore ghi nhận tổng cộng 2.563 người mắc COVID-19 đang chữa trị trong bệnh viện và 2.678 người khác ở trong các cơ sở cách ly cộng đồng. Trong số người từng mắc COVID-19, mới có 740 người hồi phục hoàn toàn.

Theo dữ liệu chính thức, năm ngoái Singapore có 11.321 giường bệnh cấp tính (giường cho bệnh nhân điều trị trong thời gian ngắn) tại các bệnh viện công và tư. Tháng trước, 8 bệnh viện công đã kín 3/4 các giường. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chỉ có 802 trường hợp nhiễm virus SAR-CoV-2 và 1/4 trong số những bệnh nhân này hồi phục, một số người ở các cơ sở cách ly và 420 người còn chữa trị tiếp.

Giáo sư Teo Yik Ying, Trưởng khoa của Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho biết các bệnh viện tại Singapore sẽ sớm kín bệnh nhân. Phó giáo sư cùng trường Jeremy Lim dẫn ra số liệu tuần trước, 2.000 trường hợp mắc COVID-19 đã nhập viện “chiếm hơn 15% giường bệnh của cả nước”.

Mối lo ngại hiện này là còn bao nhiêu ca mắc mới nữa trong cộng đồng người lao động nước ngoài. Cộng đồng này có khoảng 323.000 người sinh sống tại 43 khu ký túc lớn và 1.200 ký túc nhỏ trên khắp Singapore. Tính đến ngày 18/4, số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng người lao động nhập cư là 4.162 người, chiếm gần 70% số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 của Singapore.

Dịch bệnh được cho là dễ lây lan trong các khu ký túc do điều kiện sinh hoạt ở đây chật chội, với 12 đến 20 người ở chung một phòng. Hiện Chính phủ Singapore đang tích cực xét nghiệm cho người lao động nhập cư ở đây, khi chỉ vài ngày qua, số người được xét nghiệm lên tới 5.000.

Giáo sư Teo cho biết sức ép lên bệnh viện công giảm bớt được một phần là do các bệnh viện tư tiếp nhận những ca mắc có triệu chứng nhẹ hơn, trong khi những cơ sở cách ly mới thành lập cũng hỗ trợ chăm sóc để người mắc bệnh hồi phục hoàn toàn.

“Đây là một quy trình hàng ngày được quản lý tập trung để chữa trị những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hơn và giúp hồi phục bệnh nhân được chuyển từ các bệnh viện công để giải phóng giường bệnh”, Giáo sư Teo giải thích.

Khu nghỉ dưỡng D’Resort NTUC tại Pasir Ris đã được chuyển đổi sang thành một cơ sở cách ly cộng đồng với chỗ chữa lên tới 500 bệnh nhân. Hai trung tâm triển lãm tại Singapore Expo Convention và Exhibition Centre cũng được chuyển đổi tương tự, có sức chức 950 bệnh nhân. Cơ sở cộng đồng Bệnh viện Bright Vision đã chuyển các bệnh nhân trước đó của mình đến các cơ sở khác để đón nhận khoảng 200 bệnh nhân mắc COVID-19.

Bộ trưởng Y tế Gan Kim Yong ngày 14/4 thừa nhận nguồn tài nguyên chăm sóc sức khỏe tại Singapore đang gồng mình trước số lượng các ca nhiễm mới tăng vọt, tuy nhiên ông tiếp tục đưa ra lời trấn an “Chúng ta vẫn có thể xử lý được”.

Ying-Ru Lo, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phụ trách Malaysia, Brunei và Singapore, cho rằng phản ứng y tế của quốc đảo này phần nào cho thấy thành công vì mục tiêu của họ là “ngăn chặn các ca tử vong”. Đến thời điểm hiện tại, Singapore chỉ có 11 người tử vong vì dịch bệnh.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng giường bệnh không phải là yếu tố hạn chế duy nhất trong cuộc chiến chống sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19. 

Phó giáo sư Hsu Li Yang, trưởng ban chương trình về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng NUS Saw Swee Hock, chỉ ra tùy thuộc vào mỗi chiến lược, các yếu tố hạn chế khác có thể bao gồm thuốc cho xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase, cơ sở thí nghiệm, máy thở và nhân viên y tế.

Mối đe dọa lớn hơn xảy ra trong trường hợp ngày càng có nhiều đối tượng thuộc nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội măc bệnh, cụ thể như những người cao tuổi ở các viện dưỡng lão cần được chăm sóc y tế nhiều hơn và không thể ở các cơ sở cách ly.

Ông Leong, bác sĩ tại Bệnh viện Mount Elizabeth, cho biết những người cần được chăm sóc đặc biệt sẽ cần máy thở và giường chăm sóc tích cực - những thứ khó mở rộng số lượng so với giường bệnh cho người có triệu chứng nhẹ hơn. Tuy nhiên, theo bác sĩ Asok Kurup, làm cùng bệnh viện, Singapore cũng đã lên kế hoạch ứng phó với máy thở, với số lượng vượt quá hàng trăm chiếc.

Số lượng nhân viên y tế cũng được cho là phải huy động nhiều hơn trong thời gian tới. Ngày 8/4, Bộ Y tế Singapore đã đề nghị các cựu y tá, bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác đang hành nghề tư nhân chung tay hỗ trợ. Chỉ trong một ngày, 1.100 người đăng ký tham gia.

Một trong những hạn chế trong y tế mà Singapore có thể phải đối mặt là thuốc dùng cho bệnh nhân và đồ bảo hộ cho nhân viên y tế. Tương tự nhiều quốc gia, Singapore sử dụng các loại thuốc kết hợp để điều trị các trường hợp nặng, như Lopinavir và Ritonavir thường được sử dụng cho bệnh nhân nhiễm HIV. Bác sĩ Kurup cho biết mặc dù vẫn còn một số nguồn cung cấp, nhưng ông sợ số lượng sẽ không đủ nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn. 

Singapore không phải là trường hợp ngoại lệ khi nói đến các vật dụng bảo vệ cá nhân như khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ… Do các lệnh cấm xuất khẩu cũng như hạn chế về vận chuyển mà chuỗi cung ứng các đồ bảo vệ y tế trên toàn cầu bị tắc nghẽn. Ông Matt Zafra – trưởng ban khoa học và sức khỏe tại công ty tư vấn châu Á-Thái Bình Dương Oliver Wyman – cho rằng hệ thống y tế các quốc gia tiếp tục “phải làm phẳng đường cong của đại dịch” để có thời gian tìm các nguồn cung thay thế.

Theo TTXVN
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.