Lính dù phải thực hiện nhiệm vụ vô hiệu hóa các trung tâm chỉ huy, hệ thống thông tin liên lạc của đối phương, phá hủy các phương tiện vũ khí, cũng như kho tàng dự trữ, thu hút về phía mình các lực lượng tiền phương của kẻ địch, tạo điều kiện cho các lực lượng chủ lực chuyển sang tấn công. Tuy nhiên lính dù gặp rất nhiều nguy hiểm khi thực hiện nhiệm vụ. Ngay sau khi tiếp đất, họ rất dễ bị tấn công từ không trung. Vì vậy phải có hệ thống phòng không dành riêng cho lực lượng dù với khả năng cơ động cao.
Năm 2014, lính dù Nga được trang bị hệ thống tên lửa phòng không (MANPADS) di động thế hệ mới "Verba" được điều khiển tự động, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không ở tầm xa hơn 6000 mét và ở độ cao hơn 4000 mét. Nhưng chỉ với MANPADS là chưa đủ, và vì vậy từ năm 2022 họ sẽ được trang bị tên lửa phòng không tự hành tầm ngắn "Ptishelov". - Theo tài liệu của "Sputnik.
BMD-4, Ảnh Sputnik |
"Đối thủ tiềm năng của chúng ta dựa vào hỏa lực từ trên không", chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov nói với Sputnik. — Họ "dọn dẹp" kỹ lưỡng mặt bằng từ trên không và sau đó lính chiến mới tiến vào. Rõ ràng là ngay sau khi tiếp đất và đánh chiềm đầu cầu, lính nhẩy dù sẽ bị tấn công liên tục từ máy bay, UAV và trực thăng tấn công. VDV được trang bị hệ thống tên lửa phòng không di động (MANPADS). Tuy nhiên ở phía sau lưng đối phương, MANPADS không thể quan sát bầu trời liên tục ngày đêm. VDV cũng có xe phòng không "Strela-10" tự hành, nhưng nó không thả được từ trên không. Tình hình sẽ hoàn toàn thay đổi nhờ có "Ptishelov".
Hệ thống tên lửa phòng không tự hành mới được phát triển trên khung gầm xe chiến đấu BMD-4, loại xe đã được trang bị cho lính dù. Theo các chuyên gia, mô-đun chiến đấu lắp đặt trên "Ptitselov" sẽ là tên lửa phòng không "Sosna", phù hợp nhất để khối lượng cả xe không vượt quá năng lực thả dù (không vượt quá 18 tấn).
Hệ thống tên lửa phòng không "Sosna" |
Lần đầu tiên hệ thống phòng không di động "Sosna" (phiên bản cơ sở), do Cục Thiết kế máy chính xác mang tên Nudelman tại Moskva phát triển, đã được giới thiệu trước công chúng vào năm 2013. Nó có khả năng hạ các mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa hành trình và UAV) ở độ cao từ 0,2 đến 5000 mét, ở khoảng cách xa 10 000 mét, ngay cả khi đang cơ động. Cơ số trang bị — 12 quả tên lửa phòng không. Phương thức điều khiển — kết hợp. Hệ thống điều khiển vô tuyến (dễ bị tổn thương trước tác chiến điện tử của đối phương) — được sử dụng trong khoảng thời gian rất ngắn khi bắt đầu phóng tên lửa. Sau đó sẽ tự động bật hệ thống dẫn đường bằng laze chống nhiễu, đảm bảo mục tiêu không thể tránh khỏi tên lửa.
Hệ thống "Ptishelov" ("Sosna" trên khung gầm BMD-4) với đội xe ba người có hiệu quả hơn 12 lần so với MANPADS (hai người điều khiển). Hơn nữa, phiên bản "thả dù" có thể tự tìm và theo dõi mục tiêu ngay sau khi ấn nút. Trong điều kiện chiến đấu, đặc biệt là sau lưng kẻ địch, cần phải tiết kiệm mỗi giây đồng hồ.
"Hệ thống mới sẽ thay đổi hoàn toàn hoạt động MANPADS trong VDV — theo chuyên gia Alex Leonkov — Nhưng không phải để thay thế. Theo tôi "Ptishelov"và "Verba "sẽ hoạt động cùng nhau. MANPADS sẽ bảo vệ "Ptishelov" trong khi đang nạp đạn, thời điểm nó dễ bị tổn thương nhất".
Theo Sputnik