Loa phóng thanh của nhà thờ Hồi giáo Indonesia gây tranh cãi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những nỗ lực của chính phủ Indonesia nhằm điều chỉnh âm lượng của azan (lời kêu gọi cầu nguyện của người Hồi giáo), tiếp tục thổi phồng lên nhiều tranh cãi trong đất nước.
Loa phóng thanh của nhà thờ Hồi giáo Indonesia gây tranh cãi

Cuối tháng 3 vừa qua, một quan chức địa phương tại tỉnh Jakarta của Indonesia đã công khai phản đối một thông tư do Bộ Tôn giáo ban hành, trong đó quy định mức âm lượng của loa phóng thanh nhà thờ Hồi giáo khi phát azan.

Trước những yêu cầu như giới hạn âm lượng tối đa 100 decibel, thị trưởng Depok, một khu vực Hồi giáo bảo thủ, cho rằng quy định đang đi quá mức cần thiết. Ông cho rằng việc kiểm soát vấn đề trên tại hơn 500.000 nhà thờ Hồi giáo nên được giao cho người dân địa phương.

Một tuần sau, Bộ trưởng Tôn giáo Indonesia bác bỏ chỉ trích trên của thị trưởng. Ông cho biết, ngay cả Ả Rập Xê Út, nơi khởi nguồn của đạo Hồi và được coi là thánh địa của các tín đồ Hồi giáo, cũng đặt ra quy định tương tự. Do đó, không có gì sai trong quy định hạn mức tối đa của loa phóng thanh nhà thờ.

Việc hai quan chức cấp cao tham gia vào cuộc tranh luận công khai trên cho thấy vấn đề âm lượng loa phát thanh tại các nhà thờ Hồi giáo đang ngày càng trở thành vấn đề quan trọng tại Indonesia.

Mặc dù việc sử dụng loa đã phổ biến trong nước từ những năm 1950, nhưng công chúng chỉ bắt đầu quan tâm tới nó từ năm 1978 khi chính quyền Tổng thống Suharto ban hành một văn bản nhằm giải quyết mức độ ồn do sử dụng loa nhà thờ không đúng cách gây ra, điển hình như sai cao độ hoặc lệch nhịp.

Chính quyền Suharto cho rằng việc sử dụng sai cách này sẽ làm hoen ố hình ảnh của Hồi giáo và làm phiền những người đang nghỉ ngơi, đặc biệt là những người không theo đạo Hồi.

Thông tư năm 1978 cung cấp các chỉ dẫn cho nhân viên Bộ Tôn giáo nhằm hướng dẫn ủy ban của nhà thờ Hồi giáo trên toàn quần đảo cách sử dụng loa phóng thanh phù hợp. Tuy nhiên, vì phần lớn các nhà thờ Hồi giáo ở Indonesia được điều hành bởi người dân chứ không phải bởi chính phủ, nó không có tính ràng buộc pháp lý và vì vậy đã không có hiệu quả.

Kết quả là, vấn đề này vẫn tồn tại cho tới nay. Sự bất bình về âm lượng loa trong cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng người phi Hồi giáo tại Indonesia, vẫn chưa được giải quyết. Dù vậy, xung đột xã hội nghiêm trọng hiếm khi xảy ra do đây là một vấn đề nhạy cảm.

Thông thường, các cộng đồng này chọn cách không phản ứng thái quá hoặc chỉ giữ im lặng để tránh đối mặt với phản ứng dữ dội từ cộng đồng người Hồi giáo - vốn chiếm số đông trên đất nước.

Tuy nhiên, đã từng có một số xung đột nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới tử vong, giữa các cộng đồng với nhau. Năm 2015, 1 người đã thiệt mạng và 12 người khác bị thương tại một khu vực thuộc tỉnh Papua, nơi sinh sống của nhiều người theo đạo Thiên chúa Tolikara, sau khi cuộc biểu tình phản đối loa phóng thanh trong lễ Eid al-Fitr đi quá giới hạn. Họ cho rằng âm thanh của chúng đã làm xáo trộn sự kiện tôn giáo của họ, vốn được tổ chức đồng thời gần khu vực diễn ra lễ cầu nguyện Eid al-Fitr.

Năm 2016, một cuộc bạo động đã xảy ra ở Medan, tỉnh Bắc Sumatra, sau khi một phụ nữ Indonesia gốc Hoa phàn nàn với quan chức nhà thờ Hồi giáo địa phương rằng azan của loa nhà thờ gần nhà quá lớn. Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, cuộc tranh cãi nảy lửa này đã kích động người Hồi giáo địa phương thực hiện các hành vi bạo lực, dẫn tới 11 nhà thờ của cộng đồng người gốc Hoa trong khu vực bị thiêu rụi.

Hai sự kiện Tolikara và Medan đã cho thấy các quan chức chính phủ nhận thức được rằng vấn đề loa phóng thanh có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến an ninh xã hội. Nhưng cho tới nay, họ vẫn hạn chế đề cập tới vấn đề này, do đây là vấn đề nhạy cảm, có thể dễ dàng bị các chính trị gia thao túng nhằm kích động tình cảm Hồi giáo và giảm tính hợp pháp của chính phủ.

Vì vậy, các chính quyền khác nhau, bao gồm cả chính quyền của hai đời Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono và Joko Widodo, đã chọn cách thuyết phục để giải quyết vấn đề.

Thông tư gần đây, được Bộ Tôn giáo ban hành vào ngày 18/2 năm 2022, là nỗ lực rõ ràng nhất của chính phủ Indonesia để xử lý tình trạng này. Tuy nhiên, cũng giống như các văn bản trước, nó không có hiệu lực do thiếu cơ chế xử phạt và niềm tin cố hữu của cộng đồng Hồi giáo.

Theo The Diplomat
BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.