Lời cảnh báo của ‘cố vấn kinh tế hàng đầu’ Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lưu Hạc, nhà lãnh đạo kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, nhấn mạnh nước này cần tiếp tục đổi mới chính sách kinh tế, bao gồm cả việc tiếp tục tìm kiếm các đối tác cung ứng mới và kết nối thương mại chặt chẽ hơn với các quốc gia trên thế giới.
Lời cảnh báo của ‘cố vấn kinh tế hàng đầu’ Trung Quốc

Quan điểm của ông Lưu không chỉ minh chứng cho di sản, tầm ảnh hưởng của ông đối với công tác hoạch định chính sách kinh tế Trung Quốc, mà còn đập tan đi những kỳ vọng về các biện pháp kích thích tăng trưởng trong thời gian ngắn tại quốc gia này.

Bình luận của Phó Thủ tướng Lưu Hạc được đưa ra trong bối cảnh thị trường tài chính Trung Quốc xuất hiện những đồn đoán về chủ trương kích thích tăng trưởng kinh tế sẽ được triển khai trong nhiệm kỳ thứ ba của Chủ tịch Tập Cận Bình. Mối quan tâm chính của giới tài chính nước này giờ đây không phải là các biện pháp kiểm soát dư nợ, giảm thiểu rủi ro tài chính và loại bỏ các cơ sở công nghiệp cũ, mà là những công cụ sẽ được chính quyền Bắc Kinh thực hiện nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng.

Những đánh giá của ông Lưu không đơn thuần chỉ là một lời bình luận, nó còn được xem là một thông điệp công khai hiếm hoi mà ông gửi đến các nhà hoạch định chính sách kinh tế Trung Quốc trong nhiệm kỳ tới, nhiều khả năng là hai thành viên mới được bầu vào Ban Thường vụ Bộ chính trị nước này – ông Lý Cường và ông Hà Lập Phong.

Chính phủ Trung Quốc hiện đang chi tiêu vượt mức cho các dự án không hiệu quả, dẫn đến rủi ro về khoản nợ công vốn đã tích tụ trong thời gian dài. Những quan điểm trên được ông Lưu chia sẻ trong một bài viết trên tờ Nhân Dân nhật báo hôm 4/11 được xem như một lời cảnh báo đối với nền tài chính lớn thứ hai trên thế giới về những nguy cơ tài chính khi quá chú trọng vào chủ nghĩa tự cung tự cấp và chủ nghĩa biệt lập.

“Những yếu tố hạn chế sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu nằm ở phía các bên cung ứng, bởi tình trạng tắc nghẽn, đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị tổn thương, cũng như bản chất cơ cấu chuỗi cung ứng hiện nay không thể thích ứng với sự dịch chuyển, những thay đổi nhu cầu trong tình hình mới”, ông Lưu nhấn mạnh.

Đây chỉ là một trong loạt bài Phó Thủ tướng Lưu Hạc đưa ra nhận định về xu hướng phát triển mới của Trung Quốc sau Đại hội XX được công bố trên tờ Nhân Dân nhật báo, trong đó bao gồm cả những đánh giá về định hướng tăng trưởng đảm bảo chất lượng cao và chủ trương thịnh vượng chung của nước này. Ông Lưu không không có tên trong danh sách 24 thành viên mới của Bộ Chính trị Trung Quốc, đây là một dấu hiệu cho thấy chức vụ Phó Thủ tướng của ông sẽ sẽ được miễn nhiệm vào tháng 3 năm sau.

Ông Wang Jun, Giám đốc Diễn đàn Kinh tế Trung Quốc, chỉ ra rằng Văn kiện đại hội Đảng XX của nước này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy nhu cầu trong nước và phương hướng cải cách, tìm kiếm những bên cung ứng mới.

“Đổi mới các bên cung ứng là một tiến trình tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nó đã đạt được những thành công bước đầu. Vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Trung Quốc là nhu cầu trong nước còn ở mức thấp, vì vậy cần có những cách ý tưởng và biện pháp mới để giải quyết các thực tế trên một cách hiệu quả”, ông Wang chỉ rõ.

Ngoài việc ủng hộ đường lối, chủ trường của đảng trong việc thúc đẩy nhu cầu trong nước và đổi mới các nguồn cung ứng, ông Lưu cho rằng Trung Quốc cần tập trung vào phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề cơ cấu và đẩy nhanh tốc độ xây dựng thị trường nội địa trong trường hợp "điều kiện bất ổn" .

“Điều chỉnh cơ cấu chuỗi cung ứng về cơ bản là một vấn đề cải cách,” Phó Thủ tướng Lưu Hạc nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi các nỗ lực tiếp tục nhằm tối ưu hóa phát triển môi trường đầu tư kinh doanh, phá vỡ thế độc quyền và tiếp thêm động lực cho thị trường trong nước.

Ông Lưu Hạc, 70 tuổi, là cộng sự đắc lực giúp ông Tập đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ông Lưu không chỉ được biết đến là người đi đầu trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung, mà còn là một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng bộ tài liệu tập trung vào vấn đề cải cách cơ cấu chuỗi cung ứng và thúc đẩy chiến dịch giảm thiểu rủi ro tài chính tại nước này vào năm 2013.

Nhận xét về vai trò của ông Lưu Hạc đối với nền kinh tế Trung Quốc, ông Ding Shuang, chuyên gia tài chính tại Ngân hàng Standard Chartered, cho biết: “Ông Lưu luôn nhất quán trong việc giải quyết các vấn đề của Trung Quốc bằng chính sách cải cách”.

“Theo quan điểm của ông ấy, các phương pháp tiếp cận theo định hướng nền kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh vẫn chưa được hoàn thiện,” ông Ding cho biết.

Lời cảnh báo của ‘cố vấn kinh tế hàng đầu’ Trung Quốc ảnh 1

Trung Quốc hiện có nhiều hướng đi trong thời sắp tới. Nước này có thể theo đuổi chiến lược “hướng nội”, tập trung xây dựng nội lực trong nước hơn trong bối cảnh quan hệ với các nền kinh tế lớn của phương Tây đang dần xấu đi.

Chính quyền Bắc Kinh nhiều khả năng cũng sẽ theo đuổi xu hướng phát triển kinh tế dưới sự kiểm soát của nhà nước, bởi tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng cơ bản được đề ra. Điều này có thể sẽ đe doạ tham vọng vượt qua Mỹ và tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người vào năm 2035 của Trung Quốc.

Các cuộc thảo luận về những chính sách mới có thể sẽ diễn ra trong Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương vào tháng 12. Dự kiến hội nghị này sẽ tập trung bàn thảo về các kế hoạch, chính sách kinh tế trong năm 2023, bao gồm cả chiến lược “Zero-COVID” và mục tiêu tăng trưởng GDP.

Trung Quốc đang phải đối mặt với “ba nguồn áp lực” từ việc suy giảm nhu cầu, đứt gãy nguồn cung cho đến thất bại tronng các kế hoạch đã đề ra. Trong những tháng gần đây, nước này đã phải hạ mục tiêu tăng trưởng cả năm so với mức kỳ vọng ban đầu là “khoảng 5,5%”.

Mức chi khổng lồ của Trung Quốc trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trung bình tăng 8,6% mỗi năm, đã không thể thúc đẩy nền kinh tế nước này phát triển như những gì được kỳ vọng trước đó, một phần nguyên nhân do sự tác động của chiến lược “Zero COVID” và sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Phó Thủ tướng Lưu Hạc cũng đưa ra dự báo nhiều khả năng những rủi ro tài chính sẽ gia tăng ở cấp độ rộng hơn, bởi tình trạng dân số già hoá nhanh chóng của Trung Quốc, sự chững lại của thị trường lao động và bất động sản, cộng với đó là những ràng buộc liên quan đến vấn đề tài nguyên, môi trường và công nghệ.

Chuyên gia Ding Shuang từ Ngân hàng Standard Chartered cho rằng việc ông Lưu không ủng hộ các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế là có cơ sở. Trên thực tế, những chính sách như vậy sẽ chẳng khác gì mức tăng chi tiêu đầu tư cho cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc luôn triển khái, nó sẽ không mang lại hiệu quả trong bối cảnh nước này đang duy trì những biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch nghiêm ngặt.

“Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc cân bằng giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới cần cân nhắc những rủi ro suy thoái của nền kinh tế và những bất ổn do quy định phòng dịch COVID-19 gây ra”, ông Ding nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Lưu Hạc cũng chỉ rằng giới chức lãnh đạo nền kinh tế Trung Quốc cần phải cố gắng lường trước những bất ổn và thực hiện các chính sách minh bạch nhằm nâng cao mức độ đáng tin cậy của thị trường. “Sự thay đổi cấu trúc thị trường mà nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua là một quá trình phức tạp”, ông Lưu chỉ rõ.

Theo bà Wang Tao, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng UBS, Trung Quốc hiện đang cho thấy những tín hiệu nước này sẽ nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ. Bà Wang bày tỏ hy vọng rằng tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ phục hồi lên mức 4,5% vào năm 2023.

“Sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng nội địa sẽ là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế vào năm 2023 và nó phụ thuộc lớn vào chính sách kiểm soát COVID-19 của Bắc Kinh”, bà Wang cho biết.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và nỗ lực tách biệt công nghệ đã thay đổi định hướng phát triển của Trung Quốc. Ông Lưu Hạc cho rằng thị trường nội địa rộng lớn của Trung Quốc sẽ mang lại lợi thế đáng kể trong ngăn chặn những ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài.

“Một số quốc gia đi ngược lại các chuẩn mực và quy tắc thương mại quốc tế khi cố tình gây áp lực bằng cô lập kinh tế, gây gián đoạn dây chuyền công nghiệp và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp. Nó không chỉ cản trở sự phát triển kinh tế và cải cách hệ thống tại Trung Quốc, mà còn tác động nặng nề đến sự cân bằng cung - cầu ở quy mô toàn cầu”, Phó Thủ tướng Lưu Hạc bình luận trong bài báo được đăng trên tờ Nhân Dân nhật báo.

Mỹ được cho là sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng, kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc trong tương lai gần, bởi chính quyền Washington sẵn sàng thực hiện các biện pháp làm suy yếu với đối thủ cạnh tranh hàng đầu của mình.

“Trung Quốc cần phải bảo đảm được nhu cầu trong nước trong những điều kiện bất ổn”, Phó Thủ tướng Lưu chỉ rõ. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng nước này cần phải cởi mở, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và “tương tác tích cực” với các đối tác bên ngoài.

“Trung Quốc nên theo đuổi các quy tắc kinh tế và tiêu chuẩn thương mại quốc tế, và tạo ra một môi trường kinh doanh quốc tế dựa trên định hướng thị trường và quy định luật pháp”, ông Lưu Hạc khẳng định.

Theo South China Morning Post
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.