Lượng phát thải của Brazil cao nhất kể từ năm 2005

0:00 / 0:00
0:00
Theo báo cáo của tổ chức Giám sát Khí hậu, cơ quan bảo vệ môi trường Brazil, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của nước này trong năm 2021 đã tăng hơn 12% chủ yếu là do nạn phá rừng Amazone gia tăng.
Lượng phát thải của Brazil cao nhất kể từ năm 2005

Dự án giám sát khí thải SEEG, do tổ chức Giám sát Khí hậu bảo trợ, cho thấy Brazil trong năm 2021 đã phát thải ra lượng khí CO2 cao nhất kể từ năm 2005, với 2,42 tỉ tấn CO2, tăng so với mức 2,16 tỉ tấn năm 2020.

Brazil là nước phát thải lớn thứ 5 trên thế giới, chủ yếu do nạn chặt phá rừng, hoạt động nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp mặc dù nước này có một lưới điện dựa vào thủy điện và năng lượng tái tạo. Nạn chặt phá rừng ở nước này đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua. Ngoài ra, ngành năng lượng cũng góp phần làm gia tăng lượng khí thải của Brazil khi mức tiêu thụ tăng cao trở lại sau khi sụt giảm trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát.

Theo báo cáo, Brazil đang đi chệch hướng trong nỗ lực thực hiện cam kết đạt được các mục tiêu về khí hậu vào năm 2025 và 2030.

Với diện tích khoảng 7 triệu km2, Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, có vai trò sống còn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhờ năng lực hấp thu lượng lớn khí thải CO2. Amazon cung cấp khoảng 20% lượng khí ôxy trên Trái Đất. 60% diện tích "lá phổi xanh" của hành tinh này nằm trên lãnh thổ Brazil.

Tổng thống đắc cử Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã cam kết bảo vệ rừng mưa lớn nhất thế giới này và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bình luận
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế đầy đủ. Ảnh: VGP/HM.
Tăng cường phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi
(Ngày Nay) - Trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý I/2025, một số ca tử vong, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng cho người nghi mắc sởi và người mắc bệnh sởi.