Lý do một số lãnh đạo cấp cao châu Phi không dự hội nghị thượng đỉnh tại Nga

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang chịu áp lực phải thể hiện cam kết của Moskva đối với châu Phi đang ngày càng quyết đoán trên trường thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed trong cuộc gặp tại Strelna gần St. Petersburg, Nga ngày 27/7. Ảnh: Sputnik
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed trong cuộc gặp tại Strelna gần St. Petersburg, Nga ngày 27/7. Ảnh: Sputnik

Theo Africanews.com, các nhà lãnh đạo châu Phi đã đến St. Petersburg để dự hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ hai khai mạc vào ngày 27/7. Các quan chức Nga cho biết có 49 phái đoàn châu Phi và 17 nguyên thủ quốc gia đăng ký tham gia diễn đàn kinh tế và hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày trên.

Các vấn đề hàng đầu dự kiến ​​được thảo luận là an ninh lương thực và tương lai của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner ở châu Phi. Với cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang chịu áp lực phải thể hiện cam kết của Moskva đối với châu Phi đang ngày càng quyết đoán trên trường thế giới.

Moskva cũng đang tìm kiếm thêm đồng minh và đối tác từ khu vực. Hội nghị thượng đỉnh lần này cũng có thể chứng kiến ​​những nỗ lực mới của các nhà lãnh đạo châu Phi nhằm đứng ra làm trung gian tìm kiếm giải pháp hòa bình ở Ukraine.

Trong khi đó tờ Thời báo Moskva (The Moscow Times) có trụ sở ở Hà Lan đưa tin nhiều lãnh đạo của các quốc gia châu Phi đã không tham dự hội nghị thượng đỉnh lần này, với 38 trong số 55 quốc gia chọn không cử nguyên thủ quốc gia của họ.

Yury Ushakov, trợ lý về chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin, thông báo rằng hơn 10 quốc gia châu Phi sẽ cử Thủ tướng của họ và khoảng một nửa số người tham gia hội nghị thượng đỉnh sẽ được đại diện bởi các phái đoàn cấp thấp hơn.

Đánh giá về vấn đề này, Chủ tịch Ban Thư ký Diễn đàn Đối tác Nga - châu Phi Oleg Ozerov nói: "Điều này là bình thường bởi vì họ có thể có các sự kiện khác đã được lên kế hoạch trước cần có sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia".

Trong thời gian diễn ra hội nghị, Tổng thống Nga có kế hoạch tổ chức các cuộc gặp riêng với từng nhà lãnh đạo châu Phi tham dự hội nghị thượng đỉnh. Ông Putin dự kiến sẽ tiếp xúc với các tổng thống từ Ai Cập, Mozambique, Burundi, Zimbabwe, Uganda, Eritrea, CH Trung Phi, Libya, Cameroon, Senegal, Nam Phi, Burkina Faso, Guinea-Bissau, Mali và Congo.

Điện Kremlin đã thông báo rằng Tổng thống Putin sẽ có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh, nói về một "trật tự thế giới mới" được thành lập dựa trên "sự đa cực và bình đẳng" giữa tất cả các quốc gia.

Khám phá công trình kiến trúc Pháp cổ trên "Giao lộ sáng tạo"
Khám phá công trình kiến trúc Pháp cổ trên "Giao lộ sáng tạo"
(Ngày Nay) - Tháng 11/2024, hàng loạt các công trình kiến trúc Pháp cổ sẽ được mở cửa đón khách tham quan, trải nghiệm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ Sáng tạo” do UBND TP Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Sở Văn hóa thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức.
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
(Ngày Nay) - Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mỗi cuốn sách bạn đọc được cá nhân hóa hoàn toàn. Hãy hình dung có một trợ lý không chỉ nhớ tất cả những cuốn sách bạn đã đọc, mà còn phân tích sâu sắc sở thích, phản ứng cảm xúc của bạn, và thậm chí sáng tạo ra những câu chuyện độc đáo, chỉ dành riêng cho bạn. Mỗi trang sách, mỗi đoạn văn, trở thành cuộc trò chuyện thân mật giữa bạn và một "người bạn" am hiểu bạn hơn bất kỳ ai….
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chúc mừng các đồng chí được thăng quân hàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định thăng quân hàm cho lãnh đạo Công an và Quân đội
(Ngày Nay) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng hôm nay là những sĩ quan ưu tú được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng, trao giữ các cương vị, trọng trách quan trọng trong lãnh đạo, chỉ huy lực lượng Quân đội, Công an...
Ảnh minh hoạ.
Chuyển đổi năng lượng là thách thức lớn trong chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
(Ngày Nay) - Trong khảo sát mới đây về mức độ sẵn sàng và khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện đối với trên 2.700 doanh nghiệp cho thấy, có tới 44,2% doanh nghiệp có khó khăn trong tìm ra các giải pháp kỹ thuật cụ thể. Chỉ có 6,3% doanh nghiệp được khảo sát cho biết không gặp khó khăn gì.