Mắc kẹt trong trại tị nạn mùa Giáng sinh

[Ngày Nay] - Mắc kẹt ở biên giới Mỹ-Mexico suốt hơn một năm qua, hàng nghìn người di cư từ Trung Mỹ sắp trải qua một kỳ lễ Giáng sinh vô cùng bấp bênh.
Gia đình anh Aguilar Duarte đến từ Honduras chụp ảnh với cây thông Giáng sinh trong lều của họ tại một trạm trú ẩn tạm thời ở trung tâm thành phố Tijuana.
Gia đình anh Aguilar Duarte đến từ Honduras chụp ảnh với cây thông Giáng sinh trong lều của họ tại một trạm trú ẩn tạm thời ở trung tâm thành phố Tijuana.

Giáng sinh u ám

Một số nhà thờ và tổ chức tình nguyện trong khu vực đang cố gắng mang lại niềm vui cho người tị nạn Trung Mỹ bằng những món ăn và quà tặng truyền thống, nhưng nỗi lo về tương lai bất ổn đang khiến không khí lễ hội trở nên u ám.

Các con tôi là những đứa trẻ nhút nhát, nhưng cứ mỗi dịp Giáng sinh tới chúng rất phấn khích và nhảy nhót suốt ngày. Tôi sẽ nhớ mãi những ký ức đó”. Hay Orellana

“Đối với chúng tôi, Giáng sinh có nghĩa là bánh tamales”, Orbelina Orellana vừa nói vừa trộn một chảo lớn nhân bánh.

Trong nền nhạc của điệu nhảy punta có xuất xứ từ bờ biển phía bắc Honduras, phát ra từ một chiếc điện thoại di động nằm cạnh một đống lá chuối được sử dụng để bọc món bánh tamales truyền thống. “Tamales không chỉ là món ăn: nó là gia đình, là quê hương, là tình yêu và chính chúng tôi”.

Mắc kẹt trong trại tị nạn mùa Giáng sinh ảnh 1

Tình nguyện viên nấu món paella trong một cái chảo lớn cho những người di cư tại trại tị nạn El Baterral ở Tijuana, Mexico.

Orellana là một trong số hàng nghìn người Trung Mỹ đã đến Tijuana – thành phố phía nam biên giới Mỹ giáp với tiểu bang California, vào tháng 11. Cô đi cùng đoàn người di cư và tị nạn tới biên giới nước Mỹ, chấp nhận xa nhà vào kỳ Giáng sinh trong cảnh bấp bênh, tất cả những người này đều cùng chia sẻ chung một “giấc mơ Mỹ” và muốn thoát khỏi cuộc sống đói nghèo và bạo lực tại quê nhà.

Để chuẩn bị cho ngày 24/12, Orellana và 3 người phụ nữ khác đã thực hiện 2.000 chiếc bánh tamales Honduras trong một bãi đất trống với những bức tường gạch block, ngay gần góc của địa điểm tổ chức hòa nhạc ngoài trời cũ, hiện là trạm trú ẩn của hơn 1.200 người tị nạn.

Mắc kẹt trong trại tị nạn mùa Giáng sinh ảnh 2

Các thiếu niên tập trung sử dụng điện thoại di động trong một trại tị nạn ở Tijuana.

“Chúng tôi muốn gia đình mới của mình tại đây được trải qua một kỳ Giáng sinh truyền thống như ở quê nhà. Nhưng ở đây thật khó khăn. Tôi biết con trai và hai cô con gái của tôi đang rất buồn. Tôi liên tục nhắc nhở bản thân rằng tôi ở đây vì tương lai của chúng”, Hay Orellana, 26 tuổi, nhỏ lệ khi nhắc tới ba đứa con ở quê nhà Honduras. “Các con tôi là những đứa trẻ nhút nhát, nhưng cứ mỗi dịp Giáng sinh tới chúng rất phấn khích và nhảy nhót suốt ngày. Tôi sẽ nhớ mãi những ký ức đó”.

Trên khắp Tijuana, các tình nguyện viên và các tổ chức từ thiện từ khắp thành phố và phía bên kia biên giới nước Mỹ cũng đã cố gắng hết sức để lan tỏa tinh thần và tình yêu thương trong dịp Giáng sinh.

Mắc kẹt trong trại tị nạn mùa Giáng sinh ảnh 3

Một thiếu niên người Trung Mỹ ngồi tựa bên cây thông.

Trong khu trại tị nạn, 25 đầu bếp do đầu bếp Armando Rodiel tập hợp đang chuẩn bị món cơm thập cẩm paella trong dịp Giáng sinh cho những người di cư trên một bếp củi.

Ngoài ra, những người đàn ông lớn tuổi tụ tập quanh những chiếc bàn nhỏ để chơi bài và nghe nhạc reggaeton của Puerto Rico trong khi những thanh niên trẻ tuổi tổ chức một trận bóng đá với mục đích quyên góp.

Ngày hôm trước, các nhà thờ từ thành phố San Diego đã đến để biểu diễn thánh ca cho đám đông các gia đình tị nạn và cầu nguyện cho một nhóm người trong các căn lều.

Tại một nơi trại tị nạn khác nằm ở Tijuana, khoảng 400 thành viên đoàn lữ hành Migrant Vision của người Haiti, họ đã đến thành phố này khoảng hơn hai năm trước, dọn ra những đĩa trứng, gạo và đậu, sau đó là những túi quần áo và đồ chơi dùng làm quà cho trẻ em. Những người đàn ông đội mũ ông già Noel chen chúc quanh trạm sạc pin điện thoại của họ khi các tình nguyện viên hát những bài hát mừng Giáng sinh, đằng sau họ là một nhóm các cậu bé vui tươi đến từ Honduras chơi với những món đồ chơi mới của chúng.

Mắc kẹt trong trại tị nạn mùa Giáng sinh ảnh 4

 Những người di cư ở Trung Mỹ xếp hàng để nhận quà của một tổ chức phi chính phủ bên ngoài một trại tị nạn ở Tijuana.

Mặc dù không khí tích cực vẫn dược lan truyền trong khắp các căn lều của người tị nạn, nhưng nỗi nhớ nhà trong mùa lễ này dường như đã làm đoàn người tị nạn cảm thấy chán nản, thất vọng và lo lắng. Nhiều người trong số họ không nghĩ rằng họ sẽ vẫn ở Tijuana sau khi rời bỏ quê nhà ở Trung Mỹ kể từ tháng 10 năm 2018. Đối với một số người, họ chưa hề chuẩn bị cho việc rời xa gia đình trong Giáng sinh.

“Thông thường chúng tôi có 20 thành viên gia đình quây quần bên nhau trong dịp Giáng sinh và luôn mở cửa nhà để chào đón bạn bè”, bà María Reyes, 40 tuổi, đi một mình với 4 cô con gái và cháu gái từ San Pedro Sula, Honduras, và đang chờ xin đơn tị nạn vào lãnh thổ Mỹ. “Tôi chỉ biết nói rằng tôi vẫn ổn, vì bây giờ tôi chẳng có lựa chọn nào hơn, tôi thực sự nghĩ rằng tôi có thể đặt chân lên nước Mỹ khi rời khỏi quê nhà. Tôi chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo”.

Trong khi đó, cỗ máy vận chuyển người nhập cư trái phép vẫn tiếp tục hoạt động không ngừng nghỉ. Một nhóm phụ nữ chuyển giới đã bị phát hiện khi đang định đột nhập vào biên giới Mỹ, một số người đã được phóng thích, nhưng ít nhất 30 người đã bị giam giữ ở Pearsall, bang Texas và ở hạt Cibola, bang New Mexico.

Erick Dubón và Pedro Nehemías de León là một trong tám cặp đôi đồng tính đã kết hôn ở Tijuana và hiện chờ đợi để được cấp phép vào.“Tối hôm đó tôi rất lo lắng, tôi không thể ngủ được”, Erick trải lòng. “Tôi và Pedro đã trải qua rất nhiều chuyện. Chúng tôi không biết phải làm sao để diễn tả hết mọi thứ cho chính quyền”.

Trước đêm Giáng sinh, Luis García, một công nhân xây dựng 33 tuổi đến từ miền nam Honduras, đã bóc chiếc bánh tamales thứ hai của mình. “Tôi đã nghe về kế hoạch xem xét cấp phép cho tị nạn tại Mỹ trong thời gian chờ đợi ở Mexico. Tôi chẳng biết gì về kế hoạch này. Nhưng tôi cùng một nhóm bốn người khác sẽ tìm cách lẻn vào biên giới Mỹ”.

Trong một nhà thờ El Calvario ở Las Cruces, miền Nam bang New Mexico của nước Mỹ, một người cha cùng cô con gái 17 tuổi đang đứng cầu nguyện nhân dịp lễ Giáng sinh. Họ đã trải qua một hành trình rất dài từ quê nhà Honduras để đặt được chân vào nước Mỹ.

“Đây là một hành trình rất khó khăn. Những gì chúng tôi đã trải qua là điều mà tôi sẽ không bao giờ có thể quên được”, người bố chia sẻ với điều kiện được giấu tên. “Tôi đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn cho con gái mình. Tôi chỉ yêu cầu một cơ hội để thoát khỏi cuộc sống bạo lực ở Trung Mỹ”.

Mắc kẹt trong trại tị nạn mùa Giáng sinh ảnh 5

Những người di cư gốc Honduras dùng bữa bên trong một nhà kho trống mở cửa cho những người di cư ở trung tâm thành phố Tijuana, Mexico.

Vỡ mộng vì “giấc mơ Mỹ”

Theo thường lệ, người xin tị nạn phải đợi hàng tháng trước khi họ được phép tiếp cận các quan chức Mỹ và yêu cầu tị nạn. Gần 20.000 người đã tìm cách xin tị nạn và bị mắc kẹt tại Mexico trong thời gian chờ đợi được cấp phép. Nhiều trường hợp người tị nạn kể lại họ bị tống tiền, tấn công và hãm hiếp ở Mexico.

Vào giữa năm 2019, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã thông báo rằng người di cư chỉ đủ điều kiện xin tị nạn nếu họ bị buôn bán vào lãnh thổ nước này, những trường hợp tị nạn tại một hoặc nhiều quốc gia trước khi đến Mỹ sẽ bị từ chối.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi đây là một cuộc ‘’khủng hoảng’’ và tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào tháng 2 trong nỗ lực nhằm đảm bảo kinh phí xây dựng một bức tường biên giới. Theo một số phương tiện truyền thông có trụ sở tại Mỹ, hơn một triệu người di cư từ Trung và Nam Mỹ dự kiến sẽ vượt qua biên giới hai nước trong năm nay.

“Tôi đã rời khỏi đất nước của mình vì tôi nghĩ rằng đoàn lữ hành này sẽ đến được Mỹ”, ông Jose Morenos, 49 tuổi, người đã tham gia một đoàn người di cư từ Honduras. “Tôi sẽ không đến đây nếu tôi biết tất cả sẽ bị mắc kẹt ở Mexico”.

Vào ngày 29/10, Ủy viên CBP Mark Morgan nói rằng số người nhập cư không có giấy tờ tại biên giới Mỹ-Mexico đã đạt hơn 970.000 người trong năm tài khóa 2019, đánh dấu mức tăng 88% so với năm ngoái. Mỹ và Mexico đã đạt được thỏa thuận vào tháng 6 về việc kiềm chế dòng người di cư bất hợp pháp qua biên giới phía nam.

Theo thỏa thuận, Mỹ tuyên bố sẽ không áp thuế đối với hàng hóa Mexico, trong khi Mexico cam kết triển khai Lực lượng Vệ binh Quốc gia trên khắp đất nước và đặc biệt là tới biên giới phía nam của họ để chống lại dòng người di cư tới từ Trung Mỹ.

Carlos Garcia, một thanh niên 19 tuổi người Honduras gia nhập dòng người tị nạn sau khi nghe nói đây là một cơ hội đổi đời.

“Tôi cứ nghĩ rằng họ sẽ cho chúng tôi vào và cho phép chúng tôi làm đơn xin tị nạn, Garcia cho rằng mình cảm thấy bị bỏ rơi. “Họ nói với chúng tôi rằng mọi thứ sau này sẽ rất đẹp. Bây giờ chúng tôi đang mắc kẹt ở Tijuana, thực tế diễn ra rất khác. Họ nói dối chúng tôi về mọi thứ”.

TIN LIÊN QUAN
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.