Nhưng vẫn tồn tại một mạng lưới ngầm thứ hai mà Lực lượng Phòng vệ Israel thường gọi là “tàu điện ngầm Gaza”. Đó là một mê cung rộng lớn gồm nhiều đường hầm, nằm cách lòng đất vài cây số, được sử dụng để vận chuyển người và hàng hóa; cất giữ tên lửa và đạn dược; cũng như đặt các trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Hamas, tất cả đều nhằm tránh khỏi tầm mắt máy bay do thám của Israel.
Hamas vào năm 2021 tuyên bố đã xây dựng đường hầm dài 500 km dưới Gaza, mặc dù không rõ con số đó là chính xác hay giả tạo. Nếu đúng, các đường hầm dưới lòng đất của Hamas sẽ dài bằng một một nửa mạng lưới đường ray tàu điện ngầm của Thành phố New York một chút.
Daphne Richemond-Barak, giáo sư tại Đại học Reichman của Israel và là chuyên gia về chiến tranh đường hầm, cho biết: “Đó là một mạng lưới đường hầm rất phức tạp, rất lớn trên một phần lãnh thổ khá nhỏ”.
Không rõ mạng lưới đường hầm đã tiêu tốn bao nhiêu tiền của Hamas, tổ chức vốn chỉ quản lý một dải ven biển nghèo khó. Con số này có thể rất đáng kể, cả về nhân lực và vốn.
Gaza đã bị phong tỏa trên bộ, trên biển và trên không bởi Israel cũng như Ai Cập trên đất liền kể từ năm 2007 và được cho là không sở hữu loại máy móc khổng lồ thường được sử dụng để xây dựng đường hầm sâu dưới lòng đất.
Quân đội Israel đã phát hiện nhiều mạng lưới đường hầm của Hamas. Ảnh: New York Times |
Các chuyên gia nói rằng những người thợ chỉ sử dụng các công cụ cơ bản để đào mạng lưới đường hầm, kết nối dây điện gia cố bằng bê tông. Israel từ lâu đã cáo buộc Hamas sử dụng bê tông dùng cho mục đích dân sự và nhân đạo sang việc xây dựng đường hầm quân sự.
Những người chỉ trích Hamas cũng nói rằng các khoản chi khổng lồ của nhóm này cho các đường hầm nên được dùng để chi trả cho các hầm tránh bom dân sự hoặc hệ thống còi cảnh báo.
Lợi thế bất đối xứng
Đường hầm đã là một công cụ chiến tranh hấp dẫn từ thời trung cổ. Ngày nay, hệ thống công sự này đem đến cho các nhóm kháng chiến như Hamas một lợi thế trong chiến tranh bất đối xứng với quân đội Israel hiện đại.
Điều khiến đường hầm của Hamas khác với đường hầm của al Qaeda ở vùng núi Afghanistan ở chỗ nó được xây dựng ngay dưới chân một trong những khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới. Gần 2 triệu người sống trong khu vực chỉ rộng khoảng 365 km2.
“Việc quản lý các đường hầm luôn khó khăn trong bất kỳ bối cảnh nào, dù là các đường hầm ở vùng núi. Nhưng hệ thống đường hầm thành thị thậm chí còn phức tạp hơn”, giáo sư Richemond-Barak cho biết.
Kể từ vụ tấn công khủng bố ngày 7/10 ở Israel khiến ít nhất 1.400 người thiệt mạng, quân đội nước này đã nhiều lần cáo buộc rằng Hamas đang ẩn náu bên trong hệ thống đường hầm “bên dưới những ngôi nhà có dân thường Gazan vô tội" nhằm tận dụng người dân như lá chắn sống.
Bộ Y tế ở Gaza cho biết các cuộc không kích của quân đội Israel đã giết chết ít nhất 2.670 người Palestine.
Binh sĩ Israel sử dụng công nghệ thực tế ảo để mô phỏng hoạt động tác chiến dưới các đường hầm của Hamas. Ảnh: Bloomerg |
IDF dự kiến sẽ tiếp cận mạng lưới đường hầm này trong chiến dịch đổ bộ sắp tới vào Gaza. Israel đã phát động một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza vào năm 2014 để cố gắng loại bỏ hệ thống đường hầm của Hamas.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Israel đã kêu gọi khoảng 1,1 triệu người sống ở Gaza sơ tán về phía nam. Giáo sư Richemond-Barak cho biết việc sơ tán dân thường ra khỏi Thành phố Gaza sẽ giúp việc kiểm soát và phá hủy các hệ thống đường hầm trở nên dễ dàng hơn.
Theo vị chuyên gia này, ném bom các hầm ngầm thường là cách hiệu quả nhất để loại bỏ chúng, nhưng những cuộc tấn công kiểu vậy có thể ảnh hưởng đến dân thường.
Điều rõ ràng là nếu chỉ riêng công nghệ sẽ không đủ để quân đội Israel ngăn chặn mối đe dọa dưới lòng đất.
Israel đã chi hàng tỷ đô la để cố gắng bảo vệ biên giới bằng một hệ thống thông minh có cảm biến tiên tiến và các bức tường ngầm, nhưng Hamas vẫn có thể tiến hành cuộc tấn công vào ngày 7/10 bằng đường bộ, đường không và đường biển.
Giáo sư Richemond-Barak cho biết cần phải có một cách tiếp cận toàn diện nhằm giám sát biên giới và thậm chí yêu cầu dân thường để mắt đến bất cứ điều gì khả nghi.
“Không có giải pháp rõ ràng nào để đối phó với mối đe dọa từ đường hầm. Israel không có hệ thống phòng thủ như Vòm sắt ở dưới lòng đất", ông Richemond-Barak chỉ ra.