Nói theo cách của các nhà khoa học là Mặt Trời có tính cách “tẻ nhạt” hơn. Nhưng đối với các sinh vật trên Trái Đất, đây có lẽ lại là một điều đáng mừng.
Các nhà nghiên cứu cho biết thời gian để Mặt Trời xoay hết một vòng quanh trục của nó là 24,5 ngày. Kết quả tìm hiểu nhiệt độ bề mặt, kích thước và thời gian tự xoay quanh mình của 369 ngôi sao tương tự như Mặt Trời cho thấy độ biến thiên về độ sáng của chúng trung bình cao gấp 5 lần Mặt Trời của chúng ta.
Nhà thiên văn học Timo Reinhold ở Viện Nghiên cứu hệ mặt trời Max Planck, Đức, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết sự biến thiên này là do các điểm đen trên bề mặt của ngôi sao xoay vào và xoay ra khỏi tầm quan sát.
Mặt Trời về cơ bản là một quả bóng hydrogen và helium nóng có kích thước trung bình trong số các ngôi sao và hình thành từ hơn 4,5 tỷ năm trước. Cho đến nay nó đã sống được nửa quãng đời của mình. Đường kính của Mặt Trời khoảng 1.390.500 km, nhiệt độ bề mặt khoảng 5.5380C.
Nhiệt độ và thời gian tự xoay được cho là những yếu tố chính tạo nên động lực bên trong một ngôi sao để sinh ra từ trường và cuối cùng là số lượng và kích cỡ các điểm làm thay đổi độ sáng.
Các nhà nghiên cứu đã rất bất ngờ khi phát hiện ra những ngôi sao có các thông số rất giống với Mặt Trời nhưng lại có độ biến thiên độ sáng gấp 5 lần.
Hoạt động từ tính cao liên quan đến các vết đen mặt trời có thể dẫn đến các cơn bão mặt trời, giải phóng năng lượng vật chất cực quang - sự phóng ra một lượng lớn plasma và từ trường từ phần ngoài cùng của bầu khí quyển mặt trời - và các hiện tượng điện từ khác có thể ảnh hưởng đến Trái Đất, ví dụ như làm hỏng các vệ tinh và các cuộc liên lạc và gây nguy hiểm cho các nhà du hành vũ trụ.
Sự đơn điệu của Mặt Trời có thể là một điều tốt
Nhà thiên văn học Reinhold nói rằng “một mặt trời hoạt động mạnh hơn có thể ảnh hưởng đến niên đại địa chất của Trái Đất. Một ngôi sao quá “hoạt bát” chắc chắn sẽ làm biến đổi các điều kiện sống trên một hành tinh, vì thế sống với một ngôi sao tẻ nhạt không phải là điều thiệt thòi".
Các nhà nghiên cứu đã so sánh dữ liệu về các ngôi sao tương tự Mặt Trời với các thông tin trong lịch sử hoạt động của Mặt Trời.
Những thông tin này bao gồm các số liệu quan sát các điểm đen mặt trời trong vòng 400 năm qua và dữ liệu về các biến thể của các nguyên tố hóa học trong 9.000 năm dựa trên vòng gỗ và lõi băng do hoạt động mặt trời tạo ra. Những thông tin này cho thấy Mặt Trời trước kia không hề khác mấy so với ngày nay.
Các phát hiện này không nói lên rằng Mặt Trời có thể đang trong giai đoạn im ắng và có thể sẽ hoạt động mạnh hơn trong tương lai.