MC gốc Việt phẫn nộ vì người châu Á bị kỳ thị

Ngôi sao truyền hình Jeannie Mai bày tỏ nỗi bức xúc về tình trạng phân biệt chủng tộc và tấn công người châu Á giữa đại dịch.
MC gốc Việt phẫn nộ vì người châu Á bị kỳ thị

Trong bài viết đăng trên tạp chí People ngày 24/3, Jeannie Mai - người đẹp sinh tại San Francisco, mang hai dòng máu Việt Nam và Trung Quốc - viết rằng cô đã nhận "những nhận xét thô tục và meme phân biệt chủng tộc" trên Instagram chỉ vì Covid-19 bắt nguồn từ Trung Quốc. (Meme là một quan niệm, hành vi, hoặc phong cách lan truyền từ người này sang người khác trong một nền văn hóa, thường với mục đích chuyển tải một hiện tượng, chủ đề, hoặc ý nghĩa cụ thể do meme đại diện - theo Wikipedia).

"Tôi cảm thấy như có hai loại virus: Covid-19 và sự thiếu hiểu biết đáng sợ", Mai viết. "Chúng ta cần có một cuộc thảo luận cởi mở về tình trạng kỳ thị chủng tộc hướng vào người Mỹ gốc Á do nCoV gây ra".

MC gốc Việt phẫn nộ vì người châu Á bị kỳ thị ảnh 1

Host của talkshow truyền hình The Real cho biết, nạn nhân đầu tiên của việc phân biệt chủng tộc mà cô nhìn thấy khi Covid-19 bùng phát là tại San Francisco. Mai kể, một người đàn ông Trung Quốc lượm ve chai trên đường phố đã "bị một nhóm người tấn công và đả kích, hét lên những lời lẽ kỳ thị chủng tộc". Dù người đó đã bật khóc và van xin họ trả lại những chiếc lon, những người chứng kiến, từ người lớn đến trẻ em, chỉ đứng im nhìn".

Một số trường hợp khác diễn ra ở Los Angeles vào tháng trước, bao gồm "một học sinh trung học bị đánh và nhập viện" và một thiếu niên 16 tuổi ở San Fernando Valley bị tấn công vì người ta cho rằng cậu mang virus corona. Mai cũng nhấn mạnh vụ việc một phụ nữ Hàn Quốc ở Manhattan (New York) bị chất vấn hôm 10/3. Người này bị hét vào mặt với những câu hỏi như: "Mặt nạ corona của bà ở đâu, con khốn châu Á?", sau đó bị đấm vào mặt đến mức trật khớp hàm.

Nữ MC nói rằng rất nhiều tai nạn xảy ra ở New York và thống kê rằng các doanh nghiệp Trung Quốc ở thành phố này đã mất 40% công việc kinh doanh do nỗi sợ nCoV.

"Đúng là virus này bắt nguồn từ Trung Quốc. Tất cả chúng ta đều biết điều đó. Nhưng chúng ta hẳn cũng biết rằng không phải tất cả người châu Á đều đến từ Trung Quốc và không phải người châu Á nào cũng mang nCoV", Mai viết. "Không có bằng chứng để người mang dòng máu châu Á phải chịu trách nhiệm là lan truyền Covid-19".

Cô kết luận rằng việc tránh xa người châu Á "sẽ không làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm Covid-19. Bản thân virus này khá bình đẳng, lây nhiễm cho bất kỳ ai tình cờ ở gần người nhiễm bệnh và ai cũng có thể bị nhiễm".

"Chúng ta cần xem lại những trò đùa không thích hợp của bạn bè mình và cần hành động chống lại loại tội ác này khi chứng kiến. Đừng làm người ngoài cuộc, hãy đứng lên", Mai viết. "Và cuối cùng, nỗi sợ hãi của bạn không phải là lý do để phân biệt chủng tộc đối với người châu Á. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc sẽ không chấm dứt được nạn phân biệt chủng tộc".

Jeannie Mai, 41 tuổi, là MC truyền hình kiêm chuyên gia thời trang nổi tiếng ở Mỹ. Cô từng dẫn dắt hậu trường Hoa hậu Hoàn vũ, Asia’s Next Top Model, Quả cầu vàng 2017... và là host của chương trình truyền hình ăn khách How Do I Look? và The Real.

Theo Ngoisao.net
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.