Thư Milan: 'Khi bóng đá không còn quan trọng nữa'

(Ngày Nay) - Fabrizio Romano là một nhà báo thể thao người Ý và là chuyên gia săn tin các vụ chuyển nhượng bóng đá. Từ Milan, ông đã viết một lá thư để kể về trải nghiệm của bản thân trong những ngày đất nước bị phong tỏa và vị trí của bóng đá trong thời điểm dịch bệnh.
Thư Milan: 'Khi bóng đá không còn quan trọng nữa' ảnh 1

Sân vận động San Siro / Giuseppe Meazza tại thành phố Milan vắng bóng các cổ động viên mùa dịch. Ảnh: The Guardian

“Tôi đã cảm thấy kinh hãi khi những trận đấu bóng đá vẫn được diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, mặc dù con quái vật virus corona đang phải khiến nhân loại phải đoàn kết hơn bao giờ hết.

Vài ngày trước, cảm giác như thể ánh sáng cuối cùng đã tắt và kể từ đó chúng tôi sống trong bóng tối. Âm thanh duy nhất phá vỡ sự im lặng trên đường phố là tiếng xe cứu thương, cứ mỗi khi âm thanh đó vang lên là như một cú đấm giáng mạnh vào tôi.

Tôi thường viết các bài báo về thị trường chuyển nhượng bóng đá, nhưng hiện tại tôi đã tạm ngừng bút. Việc đi hay ở của một cầu thủ không còn quan trọng vào lúc này, nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ trải nghiệm của mình về những gì chúng tôi về tình cảnh ở Ý trong vài tuần qua.

Là một nhà báo, tôi đã đặt chân tới mọi vùng miền của tổ quốc, từ Napoli (miền Nam), nơi tôi sinh ra, đến Milan (miền Bắc), nơi tôi sống. Quốc gia chúng tôi đều rất thích tận hưởng cuộc sống và mỉm cười mỗi ngày.

Trong hai tuần qua, chúng tôi cảm thấy như thể bầu trời bên ngoài luôn là ban đêm: mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi khoảnh khắc. Luciano De Crescenzo - một triết gia nổi tiếng người Napoli đã mất năm ngoái, từng nói rằng thời gian là hai chiều và bí quyết không phải là đếm những ngày bạn sẽ sống mà là làm cho chúng trở nên đặc biệt nhất có thể. Nhân loại lao vào nghiên cứu xem làm thế nào để kéo dài cuộc sống, trong khi chúng ta nên nghĩ về việc tận dụng tối đa cuộc sống và mở rộng nó.

Trong khoảng một tháng qua, mỗi ngày của người Ý đều trở nên giống nhau đến khủng khiếp và trôi qua rất, rất lâu như thể đồng hồ đã ngừng xoay vòng.

Tôi đang viết lá thư này từ Milan - trái tim và thành phố phồn vinh nhất nước Ý. Milan cũng nằm giữa vùng Bologna, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19.

Từ phía bắc đến phía nam cửa sổ của chúng tôi đều có một cảnh tượng chung: nhìn ra bên ngoài và bạn chỉ có thể thấy một vài chiếc xe hơi chạy qua và lác đác một vài người vội vã đi mua thức ăn.

Thư Milan: 'Khi bóng đá không còn quan trọng nữa' ảnh 2

Các bệnh viện của Ý hiện đang trong tình trạng quá tải. Ảnh: Daily Examiner

Tại mọi nơi, người dân nước Ý đều đang cầu nguyện cho người thân của họ. Các bệnh viện đang tràn ngập những người bệnh và gần như trên bờ vực sụp đổ. Mỗi đêm, số liệu thống kê cập nhật về dịch bệnh khiến nhiều người liên tưởng tới thời chiến: 500, 600, hơn 700 người chết mỗi ngày, các thành phố dần bất lực và hàng triệu người Ý mắc kẹt trong chính căn nhà của họ.

Trong các bệnh viện, có những ông bố bà mẹ, những anh chị em, những cậu con trai hay cô con gái đang làm việc không ngưng nghỉ, mạo hiểm mạng sống của họ để cứu người khác.

Chúng tôi tự hào về hệ thống y tế của mình, giống như thể đó là một chiếc cúp vô địch World Cup, và chúng tôi cảm ơn các y tá và bác sĩ ở tiền tuyến bằng cách tặng cho họ những màn biểu diễn từ ban công của chúng tôi. Các mạng xã hội giờ đây tràn ngập các màn hát quốc gia đồng thanh từ mỗi ban công và khung cửa sổ.

Thư Milan: 'Khi bóng đá không còn quan trọng nữa' ảnh 3

Người dân Ý vẫn lạc quan dù bị cách ly tại nhà. Ảnh: AP

Trong khi đó, nhiều người cao tuổi đang mày mò học cách làm quan với các ứng dụng như Skype hay WhatsApp để có thể gửi lời chào cho con cháu mình ở nhà. Nhiều người khác lại dành thời gian để trò chuyện với bạn bè qua tin nhắn. Tuy nhiên, cảm giác không hề giống như những cuộc gặp mặt trực tiếp và chúng tôi nhớ nhau ghê gớm.

Trận đấu bóng đá cuối cùng tôi xem như thể đã diễn ra từ cả kiếp trước. Những trận đấu đó lại diễn ra sau hai cánh cổng đóng kín, không hề có người hâm mộ và cảm xúc.

Cuối tuần đầu tiên của tháng 3, các trận đấu vẫn được tổ chức tại Ý trước khi cả nước bị phong tỏa. Tôi cảm thấy kinh hoàng khi hơn 50.000 cổ động viên vẫn đến sân Anfield để xem trận đấu giữa Liverpool và Atlético Madrid vào ngày 11/3, khi hơn 800 người đã chết ở Ý. Con số này giờ đã vượt quá 6.000 người.

Thư Milan: 'Khi bóng đá không còn quan trọng nữa' ảnh 4

Bất chấp lệnh cấm tụ tập, các cổ động viên PSG vẫn tụ tập bên ngoài sân vận động Parc des Princes để cổ vũ cho câu lạc bộ của mình.

Chúng tôi đã tự hỏi làm thế nào các cầu thủ vẫn có thể chơi bóng và làm thế nào người hâm mộ vẫn được phép đến sân vận động. Khi người Ý tự cách ly trong nhà, chúng tôi vẫn thấy Neymar, Mbappé và các đồng đội Paris Saint-German của họ đánh bại Borussia Dortmund sau cánh cổng đóng kín và rồi một số cầu thủ đã ra ngoài đường ăn mừng với một nhóm người hâm mộ bên ngoài sân vận động. Hai ngày sau, ở Pháp ai cũng phải đeo khẩu trang.

Thư Milan: 'Khi bóng đá không còn quan trọng nữa' ảnh 5

Trận đấu giữa Inter Milan và Juventus tại sân vận động Allianz hôm 8/3 vẫn diễn ra dù không có khán giả. Ảnh: AP

Thông thường, bóng đá luôn ngự trị trong tâm trí của người dân Ý, các trận đấu luôn được chiếu trong mọi quán bar và trên mọi góc phố. “Người Ý thua một trận bóng như thể họ thua một cuộc chiến và họ thua cuộc chiến như thể thua một trận bóng”, cố Thủ tướng Anh Churchill từng đưa ra lời nhận xét không thể nào đúng hơn. Nhưng ngay bây giờ, không ai quan tâm đến bóng đá nữa. Khi nào Serie A sẽ trở lại? Điều gì sẽ xảy ra với Champions League? Điều này không còn quan trọng.

Có thể nó sẽ quan trọng như trước, thậm chí có thể nhiều hơn, nhưng tại thời điểm này bóng đá cần phải chờ đợi. Chúng tôi đã hét lên thông điệp này với thế giới khi một số quốc gia tiếp tục tổ chức các trận đấu và tiếp tục sống như thường: hãy nhìn vào những gì đang xảy ra với chúng tôi! Mọi người cần dừng lại và ở yên trong nhà. Thật đau đớn khi chứng kiến cuộc sống tại nước Anh vẫn diễn ra như thể không có gì xảy ra.

Covid-19 là một trận chiến mà nhân loại phải đối mặt với nhau. Dù phải giữ khoảng cách nhưng vẫn đoàn kết. Với sức mạnh tinh thần, mong muốn hy sinh và bằng cách nói lời tạm biệt. Chúng ta phải tiếp tục tin rằng sẽ đến một ngày khi virus corona - con quái vật độc ác, sinh vật thảm hại luôn lẩn trốn trước đâm sau lưng bạn - sẽ bị đánh bại. Chúng ta có nhiệm vụ phải làm như vậy.

Ở Ý, như mọi nơi trên thế giới, chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn khi chúng ta đoàn kết. Hiện tại chúng tôi đã đoàn kết hơn cả những gì tôi từng cảm nhận.

Đèn hôm nay vẫn tắt nhưng sẽ sáng trở lại, như đại thi hào Dante đã viết, một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp lại các vì sao.”

Theo The Guardian
TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.