Mối liên hệ giữa chủ nghĩa cực đoan bạo lực và biến đổi khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bờ biển Tây Phi là một trong những khu vực đánh bắt cá năng suất nhất thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự suy giảm hệ sinh thái, đánh bắt quá mức và tác động của biến đổi khí hậu đã làm cạn kiệt nguồn cá, gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực và xung đột khu vực, đồng thời thúc đẩy luồng di cư. Những điều này tạo điều kiện cho các nhóm cực đoan dễ dàng tuyển thêm thành viên và phát triển mạnh mẽ.
Một phụ nữ gánh hải sản vào bờ ở Senegal. (Ảnh: Imen Meliane & Julie Teng)
Một phụ nữ gánh hải sản vào bờ ở Senegal. (Ảnh: Imen Meliane & Julie Teng)

Khi Boko Haram, nhóm Hồi giáo cực đoan Tây Phi có trụ sở tại Nigeria, tấn công ngôi làng của Tchiolemé Mallama ở miền bắc Cameroon, chúng bắt cóc vợ và 7 người con của ông, ăn trộm gia súc và dê, và khiến trang trại của ông không còn là nơi đảm bảo an toàn để yên tâm sống và trồng trọt. Tchiolemé, con gái và cháu gái của ông, hiện đã rời khỏi nhà. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn nhiều, và họ không còn an toàn, an ninh lương thực, nông trại hay thu nhập.

Biến đổi khí hậu có đồng nghĩa với sự gia tăng chủ nghĩa cực đoan bạo lực?

Gia đình của Tchiolemé chỉ là một số trong số hàng trăm nghìn nạn nhân toàn cầu của chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Và trong khi chủ nghĩa cực đoan này có thể không trực tiếp gây ra bởi biến đổi khí hậu, hoàn cảnh và đau khổ của họ có liên quan đến tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Cameroon, cùng với phần còn lại của lưu vực Hồ Chad, là một trong nhiều nơi trên thế giới diễn ra chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong những năm gần đây, đồng thời hứng chịu tình trạng mong manh và suy thoái của môi trường cũng như cạnh tranh gay gắt về tài nguyên thiên nhiên.

Biến đổi khí hậu dẫn đến mực nước biển dâng cao, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, sa mạc hóa và lũ lụt diện rộng. Những điều này làm gián đoạn sinh kế, thu nhập, phá hủy trang trại và chăn nuôi, làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, gây ra bất ổn, mất an ninh và nghèo đói. Ở nhiều nơi, biến đổi khí hậu cũng liên quan trực tiếp đến các yếu tố thúc đẩy di cư, bùng phát dịch bệnh, thiếu lương thực và làm yếu đi hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Tất cả những yếu tố này có thể giúp các tổ chức cực đoan tuyển dụng thành viên dễ dàng hơn. Trong số 20 quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, 12 quốc gia cũng đang phải đối mặt với tình trạng xung đột đang diễn ra. Từ Trung Á đến châu Phi, các cộng đồng dân cư mỏng manh và nghèo tài nguyên thiên nhiên đang cung cấp mảnh đất màu mỡ cho các nhóm cực đoan bạo lực sinh sôi và mở rộng phạm vi hoạt động.

Biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm các nguyên nhân gốc rễ khác, chẳng hạn như việc người dân đánh mất lòng tin vào hệ thống quản lý và pháp quyền, gia tăng bất bình đẳng, biến đổi nhanh chóng về mặt văn hóa-xã hội, hoặc thiếu phát triển toàn diện. Nhiều vấn đề trong số này cũng trở nên tồi tệ hơn do đại dịch COVID-19.

Các ví dụ gần đây có thể kể đến Syria, nơi xảy ra cuộc nội chiến trước hạn hán khiến 75% trang trại bị phá sản từ năm 2006 đến năm 2011; Iraq, quốc gia đã phải đối mặt với hạn hán, lũ lụt cực độ và bất ổn kinh tế trước cuộc xâm lược của ISIS, nhóm người đã lợi dụng sự nghèo đói sau đó để tuyển mộ thành viên và gieo rắc mối bất hòa; và Yemen, nơi đã chứng kiến ​​cuộc xung đột gần đây trở nên trầm trọng hơn do hạn hán.

Cùng nhau giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và xung đột

Các nhóm cực đoan đặt ra một thách thức đáng kể đối với việc xây dựng và duy trì hòa bình. Để giải quyết vấn đề này, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc UNDP đã và đang tìm kiếm các cách kết nối các yếu tố giữa khí hậu, môi trường, hòa bình và an ninh.

Tại Sudan bị ảnh hưởng bởi xung đột, UNDP đang làm việc để ổn định các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán bằng cách giúp khôi phục sinh kế.

Tại Tanzania, UNDP triển khai chương trình dạy cho hơn 860 thanh niên các kỹ năng mềm và giúp họ khởi nghiệp.

Tại khu vực Hồ Chad, nơi tiếp tục nổi dậy bạo lực cực đoan trong bối cảnh môi trường mong manh và căng thẳng, UNDP và các đối tác địa phương đang hỗ trợ thực hiện Chiến lược ổn định khu vực, giúp tăng cường hợp tác xuyên biên giới về an ninh và ổn định sinh kế, phục hồi sớm và cải thiện sự phát triển. Sự thúc đẩy đối với sinh kế được hy vọng sẽ làm giảm điều kiện phát triển của các tổ chức như Boko Haram.

Thông qua Quỹ Khí hậu SDG, UNDP cũng tiến hành lắp đặt các tấm pin mặt trời đảm bảo nước sạch, cũng như giúp thúc đẩy nền kinh tế địa phương ở Iraq bằng cách thúc đẩy du lịch sinh thái.

UNDP gần đây đã tổ chức một diễn đàn ảo cấp cao để thảo luận về tác động của an ninh khí hậu và chủ nghĩa cực đoan bạo lực đối với việc xây dựng hòa bình. Những phát hiện từ một nghiên cứu mới của UNDP và OCSE ở Trung Á đã chứng minh mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và tình trạng mất an ninh ở Thung lũng Fergana, nơi căng thẳng kéo dài trong quá khứ kéo theo bạo lực nổ ra giữa các nhóm sắc tộc Kyrgyzstan, Uzbek và Tajik.

Giải pháp của UNDP để ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực phải xem xét mọi khía cạnh rủi ro - mà biến đổi khí hậu là một trong những rủi ro gây ảnh hưởng lớn nhất. Hành động vì khí hậu là một cơ hội, một điểm khởi đầu mới, giúp thế giới xây dựng nền hòa bình tốt hơn. Kết hợp an ninh khí hậu và ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực có thể giúp UNDP phát triển các giải pháp có lợi cho cả hai lĩnh vực.

Theo UNDP
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.