Xung đột, COVID & biến đổi khí hậu gây mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở 23 điểm nóng về nạn đói

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết trong một báo cáo mới công bố ngày 30/7, công tác viện trợ nhân đạo cho các gia đình đang trên bờ vực nạn đói đang bị cắt đứt ở một số quốc gia do xung đột vũ trang và các lệnh phong tỏa ban hành.
Madagascar bị hạn hán đã được xác định là một 'điểm nóng về nạn đói'. (Ảnh: UNICEF/Safidy Andriananten)
Madagascar bị hạn hán đã được xác định là một 'điểm nóng về nạn đói'. (Ảnh: UNICEF/Safidy Andriananten)

Đáng lo ngại nhất là 23 'điểm nóng về nạn đói' trong vòng 4 tháng tới dự kiến ​​sẽ phải đối mặt với mức độ mất an ninh lương thực nghiêm trọng do hậu quả kinh tế tổng hợp của COVID-19, khủng hoảng biến đổi khí hậu và giao tranh triền miên.

“Các gia đình dựa vào hỗ trợ nhân đạo để tồn tại đang ở tình thế 'ngàn cân treo sợi tóc'. Khi chúng ta không thể tiếp cận họ, sợi tóc đó sẽ bị cắt, và hậu quả thảm khốc là không thể tránh khỏi.”

- David Beasley, Giám đốc điều hành WFP.

Hỗ trợ nông nghiệp

Những trở ngại quan liêu và thiếu kinh phí cũng ngăn trở nỗ lực của các cơ quan trong việc cung cấp hỗ trợ lương thực khẩn cấp và giúp cho nông dân canh tác.

Tổng giám đốc FAO QU Dongyu cho biết: “Phần lớn những người phải đứng bên bờ vực là nông dân. Cùng với hỗ trợ lương thực, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để giúp họ có thể tự sản xuất lương thực trở lại”, “Cho đến nay, việc hỗ trợ nông nghiệp được xem như một biện pháp quan trọng để ngăn chặn nạn đói trên diện rộng, và điều này vẫn bị số đông các nhà tài trợ bỏ qua."

Ông quan ngại nếu không có những hỗ trợ nông nghiệp khẩn cấp, nhu cầu nhân đạo sẽ tiếp tục tăng vọt.

Các quốc gia có điểm nóng về nạn đói

23 điểm nóng được xác định là tại các quốc gia: Afghanistan, Angola, Cộng hòa Trung Phi, Trung Sahel, Chad, Colombia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, El Salvador-Honduras, Guatemala, Haiti, Kenya, Lebanon, Madagascar, Mozambique, Myanmar, Nigeria, Sierra Leone-Liberia, Somalia, Nam Sudan, Cộng hòa Ả Rập Syria, Yemen.

Theo Báo cáo Toàn cầu về Khủng hoảng Lương thực, năm 2020 chứng kiến ​​155 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở mức độ khủng hoảng hoặc tồi tệ hơn ở 55 quốc gia. Đây là mức tăng hơn 20 triệu so với năm 2019 và xu hướng này dự kiến ​​sẽ xấu đi trong năm nay.

Báo cáo nhấn mạnh rằng xung đột, biến đổi khí hậu cực đoan và các cú sốc kinh tế, thường liên quan đến sự suy giảm kinh tế do COVID-19, có khả năng vẫn là những động lực chính gây ra tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trong giai đoạn tháng 8 đến tháng 11 năm nay.

Các mối đe dọa xuyên biên giới cũng là một yếu tố làm trầm trọng thêm đói kém ở một số khu vực. Đặc biệt, sự xâm nhập của châu chấu sa mạc ở vùng Sừng châu Phi (các tên gọi khác là vùng Đông Bắc Phi và đôi khi, bán đảo Somalia) và đàn châu chấu di cư châu Phi ở Nam Phi.

Cộng đồng bị chia cắt

Hạn chế tiếp cận nhân đạo là một yếu tố đáng kể nữa làm gia tăng nguy cơ của nạn đói. Các quốc gia hiện đang phải đối mặt với những trở ngại đáng kể nhất ngăn cản viện trợ đến với họ bao gồm Afghanistan, Ethiopia, Cộng hòa Trung Phi, Mali, Nigeria, Nam Sudan, Somalia, Syria và Yemen.

Ông Beasley nhận định: “Chính quyền cần phê duyệt thủ tục giấy tờ kịp thời để thực phẩm có thể được chuyển đi nhanh chóng, đồng nghĩa với việc các trạm kiểm soát phải cho phép xe tải (xe chở đồ cứu trợ) đi qua và đến đích, điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo những nhân viên nhân đạo không bị tấn công bởi các nhóm vũ trang."

Điểm nóng 'cảnh báo cao nhất'

Ethiopia và Madagascar là những điểm nóng về nạn đói ở mức “cảnh báo cao nhất” mới nhất trên thế giới theo báo cáo.

Ethiopia phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về lương thực nghiêm trọng liên quan đến xung đột đang diễn ra ở vùng Tigray. Tiếp cận những người đang rất cần viện trợ vẫn là một thách thức to lớn, với 401.000 người dự kiến ​​sẽ phải đối mặt với tình trạng thảm khốc vào tháng 9. Đây là con số cao nhất ở một quốc gia kể từ nạn đói năm 2011 ở Somalia.

Ở miền nam Madagascar, 28.000 người dự kiến ​​sẽ bị đẩy vào nạn đói vào cuối năm nay. Nguyên nhân là do đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm, kết hợp với giá lương thực tăng, bão cát và sâu bệnh ảnh hưởng đến các loại cây trồng chủ lực.

Các cảnh báo cao nhất mới được ban hành cho Ethiopia và Madagascar cũng bổ sung cho Nam Sudan, Yemen và miền bắc Nigeria, những nơi vẫn nằm trong số các điểm nóng về mất an ninh lương thực nghiêm trọng được quan tâm nhất trên toàn cầu.

Những nơi có nạn đói thảm khốc nhất hiện tại

Tại Afghanistan, nơi tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng trở nên nghiêm trọng do hạn hán hoành hành, sự gia tăng di dời do xung đột cũng như giá lương thực cao và tình trạng thất nghiệp lan rộng do COVID-19 gây ra.

Trong khi đó, tình hình vốn đã bấp bênh ở Haiti dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn khi nước này đối mặt với sản lượng cây trồng chủ lực có khả năng thấp hơn do thiếu nước. Quốc gia này còn quay cuồng với bất ổn chính trị trầm trọng và lạm phát giá lương thực, đi cùng tác động của các hạn chế liên quan đến COVID-19.

Báo cáo cảnh báo rằng hành động nhân đạo là vô cùng cấp thiết để ngăn chặn nạn đói và thương vong ở tất cả 23 điểm nóng. Báo cáo cung cấp các khuyến nghị cụ thể cho từng quốc gia bao gồm cả các ứng phó khẩn cấp ngắn hạn, cũng như các hành động dự kiến để bảo vệ sinh kế nông thôn và tăng cường sản xuất nông nghiệp, để các cộng đồng đang gặp rủi ro có thể chống chọi tốt hơn với các cú sốc trong tương lai.

Theo United Nations
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.