Mỹ không muốn xung đột với Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mỹ sẽ không chặn Trung Quốc phát triển nền kinh tế, nhưng muốn Trung Quốc tuân thủ các quy tắc quốc tế, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết trong một bài phát biểu được chờ đợi từ lâu về chiến lược của Mỹ nhằm giải quyết sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc.
Mỹ không muốn xung đột với Trung Quốc

Cụ thể, Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định chính quyền Washington sẽ không cố gắng thay đổi hệ thống chính trị của Trung Quốc, nhưng sẽ bảo vệ luật pháp và thể chế quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh cũng như tạo điều kiện cho các nước cùng tồn tại.

"Chúng tôi không tìm kiếm xung đột hay một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Ngược lại, chúng tôi quyết tâm tránh cả hai", ông Blinken phát biểu tại Đại học George Washington hôm thứ Năm.

Quan hệ Mỹ - Trung đã chìm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump và không có dấu hiệu khởi sắc dưới Tổng thống Joe Biden, người đã duy trì chính sách thuế quan sâu rộng của người tiền nhiệm đối với hàng hóa Trung Quốc, trong khi theo đuổi quan hệ chặt chẽ hơn với các đồng minh để đẩy lùi sức ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.

Sau 17 tháng cầm quyền, ông Biden đã vấp phải sự chỉ trích từ Đảng Cộng hòa và một số nhà theo dõi chính sách đối ngoại vì không công bố chiến lược chính thức về Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là đối thủ chiến lược chính của Washington.

Các cuộc khủng hoảng nước ngoài, bao gồm cả việc Mỹ rút lui khỏi Afghanistan vào năm ngoái và cuộc chiến của Nga ở Ukraine, đã tạo ra sự phân tâm cho Biden, người đã thề sẽ không để Trung Quốc vượt qua Mỹ với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu.

Nhưng chính quyền của ông đã tìm cách tận dụng tình đoàn kết mới mẻ với các đồng minh được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng ở Ukraine và quan hệ đối tác "không có giới hạn" mà Bắc Kinh công bố với Moscow chỉ vài tuần trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự vào ngày 24/2.

Thử thách dài hạn nghiêm trọng nhất

Trong bài phát biểu dài 45 phút, ông Blinken cho biết Trung Quốc đặt ra "thách thức lâu dài nghiêm trọng nhất đối với trật tự quốc tế."

Ông đã vạch ra các đường nét của chiến lược đầu tư vào khả năng cạnh tranh của Mỹ và liên kết với các đồng minh cùng đối tác để cạnh tranh với Trung Quốc, gọi sự cạnh tranh đó là "phần thắng của chúng ta."

Ngoại trưởng Mỹ cho biết chính quyền Biden sẵn sàng tăng cường liên lạc trực tiếp với Bắc Kinh về nhiều vấn đề và sẽ "phản ứng tích cực" nếu các quan chức Trung Quốc có hành động giải quyết các mối quan ngại.

"Nhưng chúng tôi không thể dựa vào Bắc Kinh để thay đổi quỹ đạo của mình. Vì vậy, chúng tôi sẽ định hình môi trường chiến lược xung quanh Bắc Kinh để thúc đẩy tầm nhìn của chúng tôi về một hệ thống quốc tế rộng mở và bao trùm", ông Blinken nói.

Đáp lại, đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết Mỹ và Trung Quốc chia sẻ "lợi ích chung rộng rãi và tiềm năng hợp tác sâu sắc" và "sự cạnh tranh không nên được sử dụng để xác định bức tranh tổng thể của mối quan hệ Mỹ-Trung."

Cụ thể, người phát ngôn Đại sứ quán Liu Pengyu cho biết: “Trung Quốc và Mỹ đều có lợi khi hợp tác và thiệt khi đối đầu.''

Ông Liu cũng nhắc đến hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Trung diễn ra vào tháng 11 năm ngoái và nói rằng mối quan hệ song phương đang ở "ngã ba đường quan trọng".

“Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ làm việc với Trung Quốc để thực hiện nghiêm túc hiểu biết chung mà hai nhà lãnh đạo đạt được nhằm tăng cường giao tiếp, giải quyết sự khác biệt và tập trung vào hợp tác", ông Liu nhấn mạnh.

Quay trở lại bài phát biểu hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Blinken dù ghi nhận sự chăm chỉ của người dân Trung Quốc đối với quá trình chuyển đổi kinh tế lịch sử của đất nước trong bốn thập kỷ qua, ông vẫn chỉ trích Chủ tịch Tập Cận Bình.

"Dưới thời Chủ tịch Tập, Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền đã trở nên đàn áp hơn ở trong nước và hung hăng hơn ở nước ngoài", ông Blinken nói.

Bài phát biểu của ông Blinken trùng với thời điểm bắt đầu chuyến công du sâu rộng của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới các quốc đảo Thái Bình Dương, một mặt trận ngày càng căng thẳng trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Bắc Kinh và Washington.

Bài phát biểu đã bị hoãn lại trước đó vào tháng 5 sau khi ông Blinken mắc COVID-19 và sau một tháng tập trung vào hoạt động ngoại giao của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cả chuyến công du châu Á đầu tiên của Tổng thống Biden.

Ngoại trưởng Blinken nhắc lại cam kết của Mỹ đối với chính sách "Một Trung Quốc", mặc dù Tổng thống Biden hồi đầu tuần nói rằng Mỹ sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan.

Chính quyền Washington từ lâu đã có một chính sách mơ hồ chiến lược về việc liệu họ có bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự hay không và ông Biden cùng các trợ lý sau đó cho biết tuyên bố của ông không phản ánh sự thay đổi chính sách.

Theo chính sách "Một Trung Quốc", phía Washington chính thức công nhận Bắc Kinh về mặt ngoại giao, mặc dù luật pháp ràng buộc phải cung cấp cho chính quyền Đài Bắc các phương tiện để tự vệ. Ông Blinken cho biết điều này không thay đổi và Mỹ không ủng hộ sự độc lập của Đài Loan.

“Điều đã thay đổi là sự ép buộc ngày càng tăng của Bắc Kinh, như cố gắng cắt đứt quan hệ của Đài Loan với các nước trên thế giới và ngăn chặn tham gia vào các tổ chức quốc tế", Ngoại trưởng Mỹ khẳng định, đồng thời cho rằng hoạt động của quân đội Trung Quốc gần hòn đảo này “gây bất ổn sâu sắc ”.

Theo Reuters
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.