Mỹ nuôi tham vọng gắn pháo điện từ, súng laser lên xe tăng

(Ngày Nay) - Xe tăng mới dự kiến được trang bị những công nghệ đột phá như pháo điện từ và vũ khí laser để thay thế dòng M1 Abrams.
 Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Mỹ. Ảnh: TQN.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Mỹ. Ảnh: TQN.
Lục quân Mỹ đang lên phương án chế tạo một mẫu xe tăng mới thay thế xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams hiện nay. Tham mưu trưởng lục quân Mỹ Mark Milley mong muốn xe tăng thế hệ mới được trang bị pháo điện từ, kíp lái dưới 4 người hoặc tự động hoàn toàn, sở hữu hệ thống phòng thủ chủ động và giáp siêu bền, nhưng vẫn phải bảo đảm tính gọn nhẹ, theo Popular Mechanics.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho rằng những bất cập trong công nghệ hiện nay khiến xe tăng Mỹ quá cồng kềnh, thiếu tính cơ động. Dòng M1 Abrams bắt đầu được biên chế từ năm 1980, nặng khoảng 60 tấn, trang bị pháo chính M68 cỡ nòng 105 mm và lớp giáp có thể chịu được nhiều loại đạn chống tăng của Liên Xô khi đó.
Tuy nhiên, khối lượng của phiên bản M1A2 mới nhất đã tăng tới 70 tấn, sau khi lắp pháo chính M256 cỡ nòng 120 mm và nhiều hệ thống giáp mới. Pháo lớn, động cơ công suất mạnh và giáp dày là những thành phần làm tăng khối lượng xe tăng. Chỉ những công nghệ đột phá mới có thể giúp xe tăng linh hoạt hơn, trong khi vẫn giữ được uy lực sẵn có.
Dù coi việc tích hợp giáp siêu nhẹ là ưu tiên số một, tướng Milley nhấn mạnh hai công nghệ khác có thể tạo ra cuộc cách mạng trong thiết kế xe tăng gồm pháo điện từ và vũ khí laser.
Pháo điện từ sử dụng nam châm điện để tạo ra từ trường khổng lồ, đẩy đầu đạn rời nòng với tốc độ siêu vượt âm và động năng đủ lớn để diệt nhiều loại xe tăng hiện đại, trong khi vũ khí laser có thể thiêu đốt mục tiêu một cách chính xác và nhanh chóng.
Hiện nay, vũ khí laser và pháo điện từ chỉ được phát triển với mục đích phòng thủ. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, các xe thiết giáp có thể được tích hợp vũ khí laser tiến công.
Theo tướng Milley, mẫu xe tăng mới cần có công nghệ tự động hóa như trí tuệ nhân tạo để giảm số người vận hành hoặc không cần người lái, tùy thuộc tình hình nhiệm vụ. Xe điều khiển từ xa có thể triển khai trong các tình huống nguy hiểm, trực tiếp đe dọa mạng sống của kíp lái.
Việc đề xuất mẫu tăng mới của Mỹ được đánh giá là động thái đối phó với siêu tăng T-14 Armata Nga. Dù M1 Abrams vẫn được coi là mẫu xe tăng có uy lực, lục quân Mỹ sẽ cần một mẫu xe mới trong 25 năm tới.
Đây là lần thứ ba lục quân Mỹ đề xuất chế tạo xe tăng mới thay thế dòng M1 Abrams. Trong giai đoạn 1999-2008, quân đội Mỹ đã chi 18,1 tỷ USD cho chương trình Hệ thống chiến đấu tương lai và Xe chiến đấu lục quân để thay thế tăng M1 Abrams, xe chiến đấu M2 Bradley và các nền tảng thiết giáp khác, nhưng cả hai dự án đều bị hủy trước khi kịp hoàn thiện.
Theo Vnexpress
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).