Mỹ: Tranh cãi việc các bảo tàng bán tác phẩm trong giai đoạn khó khăn do COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, các bảo tàng Mỹ đang phải bán các bức tranh có giá trị nhằm vớt vát doanh thu trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Mỹ: Tranh cãi việc các bảo tàng bán tác phẩm trong giai đoạn khó khăn do COVID-19

Thông thường, các bảo tàng ở Mỹ chỉ có thể bán các tác phẩm, một cách thức xử lý các hiện vật hay tác phẩm không còn phù hợp, để mua lại những tác phẩm khác.

Từ tháng 4 năm ngoái, Hiệp hội Giám đốc Bảo tàng nghệ thuật (AAMD) dỡ bỏ lệnh cấm trong 2 năm, theo đó cho phép các bảo tàng bù đắp những tổn thất do dịch COVID-19 gây ra.

Một số bảo tàng đã nắm bắt cơ hội này để đổi mới và đa dạng hóa những bộ sưu tập của mình, song một số khác đã phải thay đổi kế hoạch sau khi vấp phải sự phản đối của cộng đồng địa phương.

Việc bán các tác phẩm nghệ thuật là chủ đề gây tranh cãi trong thời gian qua. Nhìn chung, các bảo tàng ở các nước có chung văn hóa Anglo-Saxon đã "bật đèn xanh" cho việc bán các tác phẩm nghệ thuật một cách có kiểm soát, trong khi các bảo tàng ở các quốc gia có nền văn hóa Latinh phản đối điều này.

Tại Mỹ, tháng 9 năm ngoái, bảo tàng Brooklyn, vốn đã gặp khó khăn tài chính trước khi đại dịch ập đến, đã rao bán 12 tác phẩm, trong đó có các tác phẩm của hai họa sĩ người pháp Claude Monet và Jean Dubuffet, để có ngân sách duy trì bộ sưu tập của mình.

Đầu năm nay, ông Max Hollein, Giám đốc Bảo tàng Metropolitan của New York, ngụ ý rằng số tiền thu được từ việc bán các tác phẩm sẽ được dùng để trang trải các chi phí liên quan tới việc chăm sóc bộ sưu tập như tiền lương của đội ngũ nhân viên. Ông Hollein cũng cho rằng phương án này chỉ mang tính tạm thời.

Ở bang Maryland, Bảo tàng Nghệ thuật Baltimore hy vọng huy động được 65 triệu USD bằng cách bán 3 tác phẩm nghệ thuật lớn nhằm tạo ra một quỹ bảo tồn cho bảo tàng. Tuy nhiên, đối mặt với sự chỉ trích, bảo tàng đã hủy bỏ kế hoạch, thay vào đó huy động quỹ thông qua các khoản đóng góp tự nguyện.

Luật sư Laurence Eisenstein, người phát động một cuộc biểu tình phản đối các quan chức Bảo tàng Nghệ thuật Baltimore, nhấn mạnh: "Thật đáng lo ngại nếu các tác phẩm nghệ thuật trên các bức tường bị biến thành tài sản tài chính".

Hầu hết các viện bảo tàng đều từ chối nói lời "chia tay" những tác phẩm quan trọng nhất của họ, tin rằng nhiệm vụ của họ là bảo tồn các công trình nghệ thuật trọng yếu.

Bảo tàng Metropolitan chủ yếu bán các tác phẩm vốn đã được chủ nhân sao chép trong cùng giai đoạn. Tuy nhiên, các viện bảo tàng kém tiếng tăm hơn lại có hành động táo bạo hơn.

Tháng 10 năm ngoái, bảo tàng nghệ thuật Everson ở Syracuse, New York, đã bán một bức tranh của họa sĩ Mỹ Jackson Pollock với giá 12 triệu USD. Bảo tàng này đã sử dụng số tiền trên để đa dạng hóa bộ sưu tập của mình nhưng đã vấp phải sự giận dữ của dư luận.

Nhà báo Terry Teachout của tờ Wall Street Journal cho rằng bảo tàng đang "bán đi linh hồn của chính mình" và mục đích gây quỹ nhằm đa dạng hóa bộ sưu tập chỉ là "cái cớ để phản bội niềm tin của công chúng".

Về phần mình, luật sư Eisenstein lo ngại các nhà tài trợ và chính quyền sẽ rút khoản tiền hỗ trợ cho các bảo tàng bán nhiều tác phẩm. Ông nhấn mạnh tại thời điểm này, "rất khó để các bảo tàng trở thành 'người bảo vệ' đáng tin cậy của các tài sản văn hóa tại Mỹ".

Trong tác động chung đến xã hội, lĩnh vực văn hóa nói chung và hệ thống các bảo tàng trên thế giới nói riêng đã chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch bệnh COVID-19.

Trong năm ngoái, các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19 đã buộc các bảo tàng ở nhiều nước phải tạm dừng đón khách, thậm chí có thể không bao giờ mở cửa trở lại.

Theo kết quả một cuộc khảo sát do Hội đồng Bảo tàng quốc tế thực hiện hồi tháng 6 năm ngoái với gần 1.600 bảo tàng tại 107 quốc gia trên thế giới, hơn 10% bảo tàng có nguy cơ không thể mở cửa trở lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nguyên nhân là do các bảo tàng này không có đủ kinh phí duy trì hoạt động vì phải đóng cửa suốt nhiều tháng qua trong khi các nguồn hỗ trợ từ chính phủ hoặc các nhà tài trợ cũng bị cắt giảm đáng kể.

PV

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.