Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý gặp mặt lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào tháng 5 để đáp lại lời mời của nhà lãnh đạo Triều Tiên đây được coi là một bước đột phá tiềm năng trong việc giải quyết cuộc xung đột hạt nhân với Bình Nhưỡng.
Thủ tướng Abe trả lời các phóng viên sau cuộc điện đàm với Tổng thống Trump rằng Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục "hợp tác 100%" và ông Abe sẽ gặp ông Trump tại Washington vào tháng Tư.
Mặc dù hai nước đã là đồng minh thân cận, nhưng Nhật Bản đang dần lo ngại Mỹ sẽ "bỏ rơi" mình để theo đuổi những lợi ích riêng khi đàm phán với Triều Tiên.
Hai cuộc thử nghiệm tên lửa năm ngoái của Triều Tiên đã bay qua lãnh thổ Nhật Bản và Bình Nhưỡng luôn coi Tokyo là mục tiêu hàng đầu trong khu vực.
Trước đó, trên trang Twitter cá nhân của mình, ông Donald Trump cho biết Chủ tịch Kim Jong-un đã trao đổi với quan chức đại diện QUốc về vấn đề phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.
Trước đó, chính phủ Nhật Bản luôn coi vấn đề phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên phải đưọc đặt lên hàng đầu và điều kiện tiên quyết trước khi các bên tiến hành đàm phán đó là Bình Nhưỡng phải cam kết từ bỏ chương trình phát triển tên lửa của mình.
Ông Takahashi Kawakami, giáo sư tại Đại học Takushoku, Tokyo cho biết ba kịch bản có thể xảy ra: hoặc Bình Nhưỡng đồng ý phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, hoặc sẽ đồng ý đóng băng chương trình hạt nhân" của mình, hoặc sẽ tiếp tục với chính sách theo đuổi vũ khí hạt nhân.
Giáo sư Kawakami cho biết kịch bản thứ hai sẽ dễ xảy ra nhất, bởi những lời kêu gọi của Nhật Bản tiếp tục chỉ gây ra áp lực "bên lề".
Ông Brad Glosserman, giáo sư thỉnh giảng của Đại học Tama, nói rằng việc "đóng băng" chương trình hạt nhân sẽ làm Nhật Bản lo lắng bởi điều này "sẽ chỉ hạn chế năng lực hạt nhân của Triều Tiên trong nhất thời, trong khi hiện tại Triều Tiên đã đủ khả năng tấn công Hàn Quốc và Nhật Bản ngay lập tức khi Mỹ không còn duy trì sự hiện diện tại khu vực. Điều này sẽ hợp pháp hóa cho các động thái của Kim Jong Un theo những cách mà Nhật Bản không muốn thấy".
Theo Reuters