Sergio Canavero, bác sĩ người Ý sẽ tiến hành ca phẫu thuật cho biết, ca cấy ghép đã được lên lịch trình cụ thể với những thủ tục cuối cùng.
Bệnh nhân của ca cấy ghép là Valery Spiridonov, một người đàn ông người Nga 30 tuổi. Spiridonov được chuẩn đoán với chứng teo cơ di truyền mang tên Werdnig-Hoffmann. Anh đã hoàn tất các thủ tục và chấp nhận những rủi ro của ca phẫu thuật.
Valery Spiridonov, người đàn ông sẽ được cấy ghép đầu vào năm 2017 |
“Khi tôi nhận ra rằng mình có thể tham gia một cơ hội lịch sử, tôi không còn có chút vương vấn nào trong tâm trí nữa. Tôi quyết định điều này và không một chút băn khoăn”, Spiridonov nói.
Anh hiện là nhà khoa học máy tính và làm việc cho một hãng công nghệ thông tin. Valery mắc chứng rối loạn teo cơ di truyền và căn bệnh ngày càng diễn biến xấu đi theo thời gian. Người mắc bệnh thường không sống quá 20 năm.
Bác sĩ Sergio Canavero thuyết trình về ca cấy ghép lịch sử |
"Cơ hội thành công là 90%," Reuters dẫn lời bác sĩ Canavero. "Tất nhiên, không thể tránh khỏi rủi ro."
"Thuốc tây không có tác dụng với Valery," ông Canavero nói. Đây là lần đầu tiên hai người gặp mặt, trước đó, họ thường liên lạc qua điện thoại.
Theo tiến sĩ Canavero, ca phẫu thuật này sẽ làm thay đổi tiến trình lịch sử và có thể dẫn tới sự ra đời của các phương pháp chữa trị dành cho những chứng bệnh từng bị coi là "vô phương cứu chữa" trước đây.
Bác sĩ Sergio Canavero dự tính ca phẫu thuật sẽ diễn ra trong vòng 36 giờ liên tục. Phần đầu của Spiridonov sẽ được làm lạnh cùng với phần cơ thể của một người hiến tặng. Điều này khiến thời gian tồn tại của các tế bào được kéo dài với tình trạng thiếu oxy.
Não của bệnh nhân được làm lạnh ở mức 10-15 độ C để kéo dài thời gian tồn tại của tế bào trong điều kiện không có oxy. Sau đó, Canavero dùng dao mổ để cắt qua tủy sống và sử dụng một loại keo sinh học đặc biệt để kết nối phần đầu với cơ thể mới. Sau phẫu thuật, Valery sẽ ở trạng thái hôn mê khoảng 3-4 tuần và được ức chế miễn dịch.
Spiridonov tương đối lạc quan, anh nói: “Theo tính toán của bác sĩ Canavero, chúng tôi cần khoảng thời gian 2 năm này để thực hiện tất cả các xét nghiệm chi tiết liên quan đến cuộc phẫu thuật. Chúng tôi không cần phải chạy đua với thời gian. Không có một nghi ngờ nào nếu chúng tôi chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng. Các bác sĩ và tôi chỉ có 1 cơ hội duy nhất nhưng chúng tôi tin rằng 99% nó sẽ thành công”.
Valery cho rằng, cấy ghép đầu không chỉ giúp anh kéo dài sự sống, mà còn có thể đóng góp cho nghiên cứu khoa học, dù kết quả thế nào đi nữa.
Anh Phương (TH)
>>> Xem thêm:
- Chuyện lạ đó đây: Người đàn ông ngồi tù 103 năm vẫn sống trở về