Nạn giả mạo thành tích chinh phục đỉnh Everest

(Ngày Nay) - Nhiều người bị tố giả mạo thành tích chinh phục Everest bằng cách ghép ảnh hoặc hối lộ người dẫn đường.
 
 
Số lượng người đăng ký chinh phục đỉnh Everest vào mùa xuân năm nay đạt mức kỷ lục. Ảnh: AFP
Số lượng người đăng ký chinh phục đỉnh Everest vào mùa xuân năm nay đạt mức kỷ lục. Ảnh: AFP

Asian Trekking, một trong những công ty lữ hành lâu đời nhất ở dãy Himalayas chuyên cung cấp dịch vụ dẫn đường cho những người muốn chinh phục đỉnh Everest, từng nhận được đề nghị nói dối về thành tích leo Everest của khách hàng, ông Dawa Steven, một người dẫn đường, cho biết.

"Chúng tôi từng được đề nghị làm như vậy nhưng ngu ngốc mới nhận lời," Stuff dẫn lời ông Steven, "Chúng tôi sẽ không đánh cược danh tiếng của mình vì một cá nhân".

Bên cạnh đó, cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các công ty lữ hành làm dấy lên nghi vấn rằng nhiều khách leo núi được trao giấy chứng nhận mặc dù không leo lên đến đỉnh Everest. Số lượng khách thành công chinh phục đỉnh càng nhiều, công ty lữ hành càng trở nên nổi tiếng.

Cục trưởng Cục Du lịch Nepal, người đóng dấu cho những tấm giấy chứng nhận, cho biết có lỗ hổng trong việc đánh giá thành tích chinh phục đỉnh Everest và các nhà chức trách đang cân nhắc việc yêu cầu những người leo núi phải đeo bên mình thiết bị định vị GPS để xác thực.

Năm ngoái, một cặp vợ chồng Dinesh và Tarkeshwari Rathod tuyên bố họ là cặp đôi Ấn Độ đầu tiên leo lên đỉnh Everest. Vợ chồng nhà Rathod đã nhận được giấy chứng nhận chinh phục Everest từ chính phủ Nepal sau khi trình diện những bức ảnh ghi lại cảnh họ đứng trên độ cao 8.848 m.

Tuy nhiên, tám người cùng đoàn sau đó đã tố cáo rằng Dinesh và Tarkeshwari chưa từng chạm tay tới nóc nhà thế giới và cả hai đã làm giả những bức ảnh chụp trên đỉnh núi.

Satyarup Siddhanta, một trong những người phản đối thành tích của vợ chồng nhà Rathod, cho rằng hai vợ chồng người Ấn Độ đã ghép mặt họ vào bức ảnh anh chụp trên đỉnh Everest.

"Tôi nhìn vào các bức ảnh của họ và ngay lập tức nhận ra những người đứng xung quanh", Siddhanta nói, "Tôi liền lôi bức ảnh cũ ra so sánh và đã rất sốc khi phát hiện ra hai tấm là một".

Vợ chồng Ấn Độ sau đó đã bị tước giấy chứng nhận và cấm tới Nepal trong vòng 10 năm.

"Leo núi trước kia không phải là môn thể thao cạnh tranh nhưng bây giờ áp lực lập kỷ lục trở nên quá lớn", theo nhà báo người Đức Billi Bierling.

Elizabeth Hawley sáng lập ra tổ chức Himalayan Database chuyên theo dõi những kỷ lục xác lập trên đỉnh Everest cho biết: "Nếu bạn nói với tôi rằng bạn vừa chinh phục đỉnh (Everest), tôi sẽ tin bạn. Nếu nói dối, chính bạn mới là người phải sống với sự dối trá suốt đời".

"Leo núi từng là một việc làm đáng tôn trọng. Nhưng giờ đây nếu chúng ta không thể tin lời của những người leo núi nữa thì thật đáng buồn", Bierling nói.

Theo Vnexpress
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.