Balaknama - tờ báo của trẻ em đường phố duy nhất trên thế giới

(Ngày Nay) - Lạm dụng tình dục, bạo hành, nạn nghiện ma túy, bị cảnh sát và côn đồ quấy rối là những hình ảnh của cuộc sống của trẻ em đường phố ở Ấn Độ. Balaknama, tờ báo duy nhất trên thế giới với đội ngũ phóng viên, nhân viên là những trẻ em đường phố đang nỗ lực để kể lại những thảm cảnh của thanh thiếu niên Ấn Độ.
Theo Tổ chức Save the Children, có khoảng 51.000 trẻ em đường phố ở Delhi trong đó 20% là bé gái. Một nửa trong số này bị lạm dụng tình dục, bị đánh, bị chửi rủa.
Theo Tổ chức Save the Children, có khoảng 51.000 trẻ em đường phố ở Delhi trong đó 20% là bé gái. Một nửa trong số này bị lạm dụng tình dục, bị đánh, bị chửi rủa.

Một ngày bận rộn của Shambhu (18 tuổi) sinh sống ở miền quê Bihar (một trong những tiểu bang nghèo nhất Ấn Độ), bắt đầu từ lúc 6h sáng. Cậu đến làm việc cho một tiệm rửa xe hơi suốt ba giờ đồng hồ để kiếm được khoảng 50 USD mỗi tháng. Sau đó, Shambhu đến trung tâm để học thêm một vài tiếng nữa trong khi những người bạn cùng trang lứa trong các gia đình có điều kiện hơn đều học ở trường cả ngày.

Lúc 9 tuổi, Shambhu đến thủ đô New Delhi để phụ giúp cha bán dưa kiếm sống. Cậu cũng nhanh chóng nhận ra đam mê của mình là được làm báo sau khi biết đến tờ Balaknama (Tiếng nói của trẻ em). Với nỗ lực và quyết tâm, Shambhu hiện là một trong những biên tập viên chủ lực của tờ báo rất đặc biệt này và cậu dành thời gian làm báo vào mỗi buổi tối.

"Tờ báo này là tiếng nói của chúng tôi nhằm phản ánh những gì chúng tôi trải qua và những vấn đề trong cuộc sống của những người trẻ", Shambhu nói với Al Jazeera. "Mọi người thường không quan tâm đến trẻ em lang thang, cho dù chúng tôi có bị đánh đập, hãm hiếp hoặc thậm chí biến mất. Điều đó hầu như không tạo ra sự rung động đối với công chúng".

Tờ báo này có 4 biên tập viên chính, 10 phóng viên và 64 thông tín viên, những người chuyên đi thu thập tin tức khắp nơi. Họ được gọi là "Baatooni" - những người kể chuyện. Không thể tự viết được ra những bài báo, Baatooni kể lại câu chuyện với các phóng viên chính để họ nhuận sắc thành những vấn đề báo chí.

Tờ báo xuất bản song ngữ với kích thước nhỏ: Trong đó, xuất bản 5.000 bản tiếng Hindi và 3.000 bản tiếng Anh. CHETNA (Tổ chức Giúp đỡ trẻ em thông qua đào tạo và hành động) Một tổ chức phi chính phủ tài trợ việc in ấn tờ báo. "Bất cứ điều gì lên báo đều là sản phẩm trí tuệ tập thể và công tác biên tập của chúng tôi hoàn toàn độc lập", Shambhu nói thêm rằng, tổ chức phi chính phủ kia chỉ đóng vai trò hỗ trợ tài chính.

Hầu hết những đứa trẻ tìm đến báo Balaknama đều làm việc được coi là "thấp kém" như thu gom rác và không đi học. Những đứa trẻ khác làm những công việc bán thời gian trong ngành đường sắt, trạm xe buýt và quán cà phê bên đường. Các phóng viên báo Balaknama gặp bọn trẻ tại nơi làm việc để lắng nghe câu chuyện của họ.

Balaknama - tờ báo của trẻ em đường phố duy nhất trên thế giới ảnh 1 

Những đứa trẻ đường phố tham dự cuộc họp hội đồng biên tập báo Balaknama.

Balaknama - tờ báo của trẻ em đường phố duy nhất trên thế giới ảnh 2 Các biên tập viên trình bày nội dung chính của số báo tới.
Balaknama - tờ báo của trẻ em đường phố duy nhất trên thế giới ảnh 3 

Jyoti, một trong 4 biên tập viên chính của báo. "Chúng tôi thông tin về những hiểm nguy mà trẻ em đường phố phải đối mặt", Jyoti nói.

Balaknama - tờ báo của trẻ em đường phố duy nhất trên thế giới ảnh 4 

Shambhu, một trong những biên tập của báo. Buổi sáng, Shambhu rửa xe, còn buổi chiều, cậu làm việc tại báo Balaknama.

Balaknama - tờ báo của trẻ em đường phố duy nhất trên thế giới ảnh 5 Chetan, 18 tuổi, phóng viên nhưng nghề chính là giúp việc gia đình. "Tờ báo đã chắp cánh cho chúng tôi. Không ai buồn nghe những đứa trẻ nghèo khó nhưng giờ thì chúng tôi có thể viết về cuộc sống của những đứa trẻ đường phố".
Balaknama - tờ báo của trẻ em đường phố duy nhất trên thế giới ảnh 6 

Những đứa trẻ, cộng tác viên của báo. Từ ngày biết đến báo Balaknama, chúng tỏ ra thích thú với việc viết lách.

Balaknama - tờ báo của trẻ em đường phố duy nhất trên thế giới ảnh 7 

Mohamad Javed, 16 tuổi, làm nghề nhặt rác. Cậu là một thông tín viên của báo. Javed đang khoe một trong những bài báo của mình.

Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.