Năng lực cạnh tranh Việt Nam cải thiện mạnh

Việt Nam là nền kinh tế có mức tăng hạng nhanh nhất tại châu Á - Thái Bình Dương và đang thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài để trở thành một trung tâm thương mại của khu vực
Một công nhân làm việc trong nhà máy cơ khí ở Hà Nội Ảnh: REUTER
Một công nhân làm việc trong nhà máy cơ khí ở Hà Nội Ảnh: REUTER

Theo "Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019" được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố hôm 9-10, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 67 trong số 141 nền kinh tế được xếp hạng, tăng 10 bậc so với năm ngoái. Cụ thể, Việt Nam đạt 61,5/100 điểm, tăng 3,5 điểm so với năm 2018. WEF nhấn mạnh Việt Nam là nền kinh tế có mức tăng hạng mạnh mẽ nhất tại châu Á - Thái Bình Dương. Cũng theo WEF, Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài để trở thành một trung tâm thương mại của khu vực.

Bảng xếp hạng trên được dựa trên kết quả phân tích 103 tiêu chí, được chia thành 12 trụ cột. Các cột trụ này được chia thành 4 nhóm chính, gồm: Môi trường thuận lợi (thể chế, cơ sở hạ tầng, sự phổ cập công nghệ thông tin - viễn thông, ổn định vĩ mô), Thị trường (sản phẩm, lao động, hệ thống tài chính, quy mô thị trường), Nhân lực (sức khỏe, kỹ năng) và Hệ sinh thái đột phá sáng tạo (sự năng động trong kinh doanh, khả năng đột phá). Với mỗi trụ cột, WEF sử dụng thang điểm 100 để đánh giá nền kinh tế đó đã tiến gần mức trạng thái cạnh tranh lý tưởng hay mới sơ khai.

Xét về các hạng mục chính, Việt Nam xếp hạng khá cao về chỉ số "Quy mô thị trường" đứng thứ 26 với 71,8 điểm, "Ổn định kinh tế vĩ mô" đạt 75 điểm đứng ở vị trí 64. Xếp hạng thấp nhất là kỹ năng, đứng thứ 93 toàn cầu. Các chỉ số còn lại dao động từ hạng 41 đến hạng 93. So với năm ngoái, điểm số của gần như toàn bộ 12 trụ cột đều tăng. Về các chỉ số thành phần, Việt Nam nằm trong nhóm có nguy cơ khủng bố thấp nhất thế giới và lạm phát ổn định nhất thế giới. Cả hai hạng mục này Việt Nam đạt trọn vẹn 100 điểm.

Báo cáo của WEF nhận định căng thẳng địa chính trị và thương mại đang khiến nền kinh tế trở nên bất ổn và có thể làm giảm tốc thương mại toàn cầu. Dù vậy, một số quốc gia cho thấy sự tiến bộ vượt bậc trong năm nay dường như đang hưởng lợi từ những biến động này. Bà Saadia Zahidi, người đứng đầu Trung tâm Kinh tế và Xã hội mới thuộc WEF, nhận định mức tăng 10 bậc của Việt Nam phần nào là do nền kinh tế đã tận dụng tốt tình hình hiện tại để thu hút các khoản đầu tư và trở thành một trung tâm thương mại của khu vực.

Cũng theo đánh giá của WEF, Singapore đã vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, sự hợp tác mạnh mẽ giữa lao động và quản lý. Cũng nằm trong tốp 10 còn có Hồng Kông, Hà Lan, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Đức, Thụy Điển, Anh, Đan Mạch. Đáng chú ý, Trung Quốc đứng thứ 28 trong lúc Ấn Độ giảm 10 hạng xuống vị trí 68. Ông Klaus Schwab, nhà sáng lập và chủ tịch điều hành WEF, nhận định với trang Business Insider rằng những quốc gia nào có chính sách kinh tế chú trọng đến cơ sở hạ tầng, kỹ năng, nghiên cứu, phát triển…đang thành công hơn so với những nước chỉ tập trung vào các yếu tố tăng trưởng truyền thống. 

Nỗ lực cải cách được quốc tế thừa nhận

TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, nhận định thông tin Việt Nam tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh trong đánh giá của WEF là đáng mừng trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đánh giá của một trong những diễn đàn uy tín trên thế giới cũng chứng tỏ nỗ lực cải cách của nước ta đã được quốc tế thừa nhận. Cũng theo TS Lê Đăng Doanh, bảng xếp hạng là gợi ý cho các nhà làm chính sách cần tiếp tục đưa ra phương án cải cách mạnh mẽ hơn nữa về mặt thể chế, chú trọng đến cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi trong đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, cần nỗ lực hơn trong cải thiện khả năng đổi mới sáng tạo, mức độ năng động của khối DN. Riêng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, dù đã có tiến bộ nhảy vọt nhưng vẫn cần tiếp tục cải thiện hơn nữa vì đây là điểm then chốt của nền kinh tế trong bối cảnh số hóa.

TS Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, cho rằng bộ tiêu chí xếp hạng của WEF có ý nghĩa thiết thực trong tiến trình cải cách, nâng hạng môi trường cạnh tranh của Việt Nam. Gần đây, cùng với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nhiều nỗ lực khác gắn với cải cách thể chế, hội nhập sâu rộng…, mức độ cạnh tranh của Việt Nam đã cải thiện tích cực. Nhiều nghị quyết về cải cách trong nước cũng đưa ra nhiều bộ chỉ số với đòi hỏi cải thiện môi trường mạnh mẽ.

Do vậy, các tiêu chí của WEF có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp thêm một bộ chỉ số từ góc nhìn quốc tế giúp chúng ta có thêm chiều cạnh khác để tham khảo, phục vụ cho nhu cầu cải cách vốn đang vô cùng bức thiết. Chẳng hạn, từ bảng xếp hạng, Việt Nam sẽ có nhận thức đúng đắn hơn về tiêu chí chỉ số sáng tạo, độ tinh xảo trong quản trị, sự quan trọng của thị trường tài chính…, để cải thiện đúng và trúng cái mà thị trường, nhà đầu tư quốc tế đang cần. Khi đó, chúng ta sẽ thoát khỏi tình trạng loay hoay, đổ nhiều công sức để cải cách mà không được như kỳ vọng. 

Theo Người Lao động
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?