NASA tiết lộ "hành trình 3 bước" đưa người lên chinh phục sao Hỏa năm 2030

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố bản phác thảo kế hoạch đưa một nhóm phi hành gia lên định cư trên sao Hỏa vào những năm 2030.
NASA tiết lộ "hành trình 3 bước" đưa người lên chinh phục sao Hỏa năm 2030

NASA vừa công bố một báo cáo dài 36 trang nêu rõ các bước đi giúp con người có thể tới sống trên sao Hỏa.

Báo cáo mang tên “Hành trình đến sao Hỏa của mình mang tên “Mở ra những bước đi tiếp theo trong công cuộc chinh phục không gian”. Trong đó, NASA đã công bố một kế hoạch ba bước để có thể vươn đến “hành tinh đỏ”.

NASA tiết lộ "hành trình 3 bước" đưa người lên chinh phục sao Hỏa năm 2030 - anh 1

Việc đưa con người lên chinh phục sao Hỏa đang dần trở thành hiện thực - Ảnh: NASA

Bản báo cáo nêu rõ “Chúng ta đang trên hành trình tiếp cận sao Hỏa. Trong vài thập niên tiếp theo, NASA sẽ tiến hành những bước đi cần thiết tiến tới thiết lập sự hiện diện lâu dài của con người bên ngoài Trái đất, không chỉ là để đi du lịch mà còn là cư trú ở đấy”.

Bước đầu tiên trong kế hoạch chinh phục sao Hỏa đã diễn ra với các thử nghiệm về sức khỏe và hành vi con người, hệ thống hỗ trợ sự sống như trồng rau và xử lý nước thải, công nghệ in 3D trên Trạm Không gian quốc tế (ISS).

Cụ thể, các phi hành gia NASA và những đồng nghiệp quốc tế liên tục sống trên ISS theo thời gian luân phiên 6 tháng/lần kể từ tháng 11.2000.

NASA tiết lộ "hành trình 3 bước" đưa người lên chinh phục sao Hỏa năm 2030 - anh 2

Miệng núi lửa Gale Crater - nơi được dự đoán là từng có nước. Ảnh: Reuters

Kinh nghiệm của các phi hành gia đã và đang giúp các nhà nghiên cứu và nhà hoạch định sứ mệnh hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của vũ trụ đối với cơ thể và tâm trí con người.

Ngoài ra, ISS cho phép NASA và các đối tác phát triển cũng như thử nghiệm những công nghệ quan trọng trong các lĩnh vực như hỗ trợ sự sống và cách thức liên lạc từ trái đất đến vũ trụ, theo trang Space.com dẫn nguồn từ giới chức NASA.

Tiếp theo, kế hoạch 'chinh phục' sao Hỏa của NASA muốn triển khai hàng loạt nhiệm vụ trong khoảng không gian xung quanh Mặt trăng, trong đó có sứ mệnh chuyển hướng tiểu hành tinh.

Cụ thể, trong nhiệm vụ này, NASA sẽ phóng một tàu thăm dò robot sử dụng điện mặt trời để thu thập một khối vật chất có kích cỡ bằng hòn đá tảng rồi mang mẫu vật trở lại quỹ đạo quanh Mặt trăng. Cơ quan này hy vọng đến lúc đấy sẽ đưa được các phi hành gia lên không gian để nghiên cứu mẫu vật từ tiểu hành tinh đó vào năm 2025.

Giai đoạn cuối cùng của kế hoạch là đưa phi hành gia lên sao Hỏa sống và làm việc. Mục tiêu đầy tham vọng này sẽ được hiện thực hóa thông qua sự hợp tác quốc tế, kiến thức và chuyên môn tích lũy được qua các sứ mệnh đưa con người tới trạm ISS (bước 1) và quá trình thực hiện bước 2 cũng như qua các dữ liệu được các xe tự hành thám hiểm hành tinh Đỏ thu thập, theo báo cáo mới của NASA. Giai đoạn này còn gồm việc "thu hoạch nguồn tài nguyên trên sao Hỏa để tạo ra nhiên liệu, nước, khí oxy và vật liệu xây dựng".

NASA không đặt ra thời hạn hoặc chi tiết về giai đoạn thứ 3 trong báo cáo của họ. Tuy nhiên một bức ảnh đồ họa trong báo cáo đã đề cập tới nhiệm vụ đưa người lên sao Hỏa trong giai đoạn những năm 2030.

NASA tiết lộ "hành trình 3 bước" đưa người lên chinh phục sao Hỏa năm 2030 - anh 3

Rô-bốt thăm dò Curiosity được NASA phóng lên sao Hỏa năm 2011. Ảnh: Telegraph

Kế hoạch đầy tham vọng này được công bố tiếp sau những khám phá mới nhất về hành tinh đỏ. Ngày 28-9 vừa qua, NASA chính thức công bố về việc tìm ra nước lỏng trên bề mặt sao Hỏa thông qua các hình ảnh chụp từ vệ tinh quan sát. Thông tin này hứa hẹn việc con người sẽ tìm ra sự sống bên ngoài Trái đất.

Tuy nhiên, báo cáo này cũng nêu rõ: "Các nhiệm vụ tương lai sẽ đối mặt với thách thức ngày càng tăng lên, trong khía cạnh vận tải, không gian làm việc và giữ gìn sức khỏe".

Một trong số đó là tìm phương thức đáp xuống sao Hỏa một cách trơn tru. Các chuyên gia phải tạo ra một hệ thống phanh được gọi là “tên lửa đẩy siêu âm”, hoạt động ở tốc độ nhanh hơn vận tốc âm thanh để giúp phi hành gia đáp xuống bề mặt sao Hỏa an toàn và chính xác.

Những thách thức khác là làm cách nào để cung cấp đủ thực phẩm, quần áo và các vật dụng khác đảm bảo cuộc sống lâu dài cho các phi hành gia tại đây. Giảm thiểu các mối nguy tiềm tàng cho sức khỏe của họ như chế tạo bộ trang phục chống tia cực tím, bức xạ cũng sẽ là một nhiệm vụ khác NASA sẽ phải giải quyết trong hai thập niên tới, bởi sứ mệnh dài hạn trong tình trạng phi trọng lực có thể gây mất chất xương, teo cơ, các vấn đề về thị lực cũng như một loạt vấn đề sức khỏe khác, theo NASA.

Chi phí để biến kế hoạch thành hiện thực cũng là một khó khăn không nhỏ. NASA vẫn chưa công bố mức chi phí cho kế hoạch trên, ngoài việc lưu ý rằng các dự án ngắn hạn có thể được tài trợ với ngân sách hiện có của cơ quan này, trong khi những dự án dài hạn có thể trích từ “nguồn ngân sách tương xứng với tăng trưởng kinh tế trong tương lai”.

"NASA sẽ phải tìm ra các phương thức hoạt động mới trong không gian" - báo cáo nói - "Vượt qua những trở ngại này sẽ là điều cần thiết, trong hành trình lên sao Hỏa".

Anh Phương (T/h)

Xem thêm:

- Ngoại hành tinh và những khám phá kỷ lục trong vũ trụ

- Công trình Nobel Vật lý 2015: Giải mã bí ẩn siêu hạt Neutrino cấu tạo nên vũ trụ

- Phát hiện: Vụ sạt lở mới nhất trên sao Hỏa

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.