Nepal: Hai cá thể gấu 'nhảy' cuối cùng được giải cứu thành công

(Ngày Nay) - Các nhà chức trách Nepal cho biết họ đã giải cứu thành công 2 cá thể gấu 'nhảy' vào hôm Chủ nhật, qua đó chấm dứt hành vi sử dụng động vật trái phép vào mục đích biểu diễn có từ thời Trung cổ.
Hai cá thể gấu được giải cứu. Ảnh: AFP
Hai cá thể gấu được giải cứu. Ảnh: AFP

Quốc gia Nam Á này đã từng ra lệnh cấm các hoạt động liên quan đến sử dụng động vật với mục đích giải trí từ năm 1973, tuy nhiên loại hình biểu diễn đường phố này vẫn lén lút hoạt động tại miền nam Nepal.

Các tổ chức bảo vệ động vật và cảnh sát đã theo dấu hai cá thể gấu này suốt một năm trước khi giải cứu thành công chúng ở quận Rautahat, gần biên giới Ấn Độ.

"Chúng tôi nhận được thông tin về hai cá thể gấu này trên địa bàn và đã tiến hành giải cứu thành công chúng", cảnh sát trưởng quận Yagya Binod Pokharel cho biết.

Hai chú gấu 'nhảy' này được mua bán trái phép khi còn nhỏ và được huấn luyện để nhảy múa bằng hai chân sau, mũi của chúng bị đục bằng các thanh sắt để có thể điều khiển được như rối.

Các nhà bảo vệ động vật cho hay những con gấu được cứu sống - Rangila (con đực 19 tuổi) và Sridevi, (con cái 17 tuổi) - đang có những biểu hiện như nhút nhát, đi cà nhắc,...

"Chúng tôi rất vui mừng vì hai cá thể gấu 'nhảy' cuối cùng đã được giải cứu thành công tại Nepal", 
Ông Manoj Gautam thuộc Viện Jane Goodall, người đã làm việc với cảnh sát và Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới để giải cứu hai cá thể gấu 

Hai chú gấu này đang được chăm sóc bởi Khu Bảo tồn Động vật Hoang dã Parsa, khu bảo tồn lớn nhất của Nepal.

Hình thức biểu diễn gấu 'nhảy' đã xuất hiện tại Tiểu Lục địa Ấn Độ bắt đầu từ thế kỷ 13, khi những người huấn luyện thuộc bộ lạc Hồi giáo Qalandar được hưởng sự bảo trợ của hoàng gia và biểu diễn trước những người giàu có và quyền lực.

Tại nước láng giềng Ấn Độ, lệnh cấm sử dụng gấu 'nhảy' đã được ban hành từ năm 1972, tuy nhiên cho đến năm 2012 mới thực sự chấm dứt.

Loài gấu lợn đang trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng khi môi trường sống bị thu hẹp và các hoạt động săn bắn trái phép khiến số lượng loài này đị tụt giảm nghiêm trọng, ước tính chỉ còn khoảng 20.000 cá thể gấu lợn ngoài tự nhiên. Gấu trưởng thành có thể cao đến 1,8 mét và nặng đến 140 kg.

Theo AFP

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.