Nga cân nhắc sửa đổi học thuyết hạt nhân

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các nhà hoạch định chính sách Nga đang xem xét điều chỉnh học thuyết hạt nhân của nước này nhằm đối phó với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi căng thẳng leo thang.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: NBC.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: NBC.

Phát biểu với truyền thông hôm 11/7, ông Peskov cho biết tuyên bố của NATO được các quốc gia thành viên thông qua tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington tuần này khiến Nga phải đưa ra “phản ứng thận trọng, phối hợp và hiệu quả” để kiềm chế khối quân sự do Mỹ dẫn đầu.

Trong bối cảnh đó, ông Peskov gọi NATO là “công cụ đối đầu” liên quan sâu sắc đến cuộc xung đột Ukraine, đồng thời nói thêm rằng các công việc về học thuyết hạt nhân đang được tiến hành, những cuộc thảo luận có sự tham gia của các chuyên gia thực sự đang diễn ra.

Người phát ngôn Điện Kremlin nói thêm rằng vũ khí hạt nhân không phải là biện pháp ngăn chặn duy nhất mà Nga có thể sử dụng, song không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Trong tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh ở Washington, NATO đã xác định Moskva là “mối đe dọa trực tiếp và quan trọng nhất đối với an ninh của liên minh”, đồng thời lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine. Tuyên bố cũng tái khẳng định “răn đe hạt nhân là nền tảng của an ninh của NATO”, đồng thời nói thêm rằng liên minh này sẽ tiếp tục đầu tư vào năng lực hạt nhân. Khối này cũng lên án điều mà họ gọi là “tuyên bố hạt nhân vô trách nhiệm và phát tín hiệu hạt nhân mang tính cưỡng ép của Moskva”.

Tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tiết lộ rằng các thành viên của khối đang thảo luận về việc đưa thêm vũ khí hạt nhân vào chế độ chờ để chống lại các mối đe dọa tiềm tàng từ Nga và Trung Quốc. Moskva đã lên án tuyên bố này là động thái làm leo thang căng thẳng.

Theo học thuyết hạt nhân hiện hành, Nga chỉ có thể sử dụng kho vũ khí hạt nhân để đáp trả động thái sử dụng hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác chống lại nước này hoặc các đồng minh, cũng như trong trường hợp gây hấn chống lại Nga bằng các loại vũ khí thông thường đe dọa đến sự tồn vong của đất nước.

Tuy nhiên, hồi tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ rằng Moskva đang cân nhắc thay đổi học thuyết hạt nhân. Ông giải thích rằng đối thủ tiềm tàng của Nga đang nghiên cứu các yếu tố mới liên quan đến việc hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân. Theo ông Putin, các đối thủ của Moskva đặc biệt tập trung vào các thiết bị hạt nhân nổ năng suất cực thấp.

“Chúng tôi biết rằng giới chuyên gia ở phương Tây đang xem xét ý tưởng rằng những loại vũ khí này có thể được sử dụng và điều đó không có gì đặc biệt khủng khiếp. Chúng tôi phải chú ý đến điều này”, ông Putin nhấn mạnh.

Đồng thời, Moskva luôn nhấn mạnh không bao giờ được phép tiến hành một cuộc chiến tranh hạt nhân, bác bỏ những cáo buộc của phương Tây.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).