Nga ít lạc quan trước phản ứng của Mỹ về vấn đề Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Điện Kremlin cho biết hôm thứ Năm rằng "có rất ít cơ sở để lạc quan" trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine sau khi Mỹ từ chối các yêu cầu chính của Nga, nhưng cuộc đối thoại vẫn có thể tiếp diễn.
Nga ít lạc quan trước phản ứng của Mỹ về vấn đề Ukraine

Mỹ và NATO đã đệ trình văn bản trả lời hôm thứ Tư về yêu cầu của Nga về việc vẽ lại hiện trạng an ninh thời hậu Chiến tranh Lạnh tại châu Âu, trong bối cảnh Nga tập trung quân đội gần Ukraine, khiến phương Tây lo ngại về một cuộc xung đột tại Đông Âu.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết phía Moscow cần thời gian để xem xét và sẽ không vội vàng đưa ra kết luận, nhưng các tuyên bố của Mỹ và NATO mô tả các yêu cầu chính của Nga là "không thể chấp nhận được" khiến khả năng đạt thỏa thuận khó xảy ra.

"Chúng tôi sẽ không vội vàng với những đánh giá của mình", ông Peskov nói.

Tuyên bố từ Điện Kremlin cho thấy Nga không từ chối các đề xuất của Mỹ và NATO hoặc đóng cửa các kênh ngoại giao. Phía Washington cho biết họ và các đồng minh hy vọng Nga sẽ nghiên cứu các đề xuất của họ và quay lại bàn đàm phán.

"Chúng tôi thống nhất, thống nhất về ưu tiên ngoại giao. Nhưng chúng tôi cũng thống nhất trong quyết tâm rằng nếu Moscow từ chối đề nghị đối thoại của chúng tôi, thì cái giá phải trả sẽ rất nhanh chóng và nghiêm trọng", Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói với các phóng viên.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết cách tốt nhất để giảm căng thẳng là NATO rút các lực lượng khỏi Đông Âu, nhưng không cho rằng sẽ xảy ra một cuộc chiến với Ukraine. Các quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Vladimir Putin vẫn chưa quyết định sẽ cho quân đội nổ súng hay không.

"Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố rằng đất nước chúng tôi không có ý định tấn công bất kỳ ai", Alexei Zaitsev, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cho biết. "Chúng tôi coi ngay cả ý nghĩ về một cuộc chiến tranh giữa người dân của chúng tôi là không thể chấp nhận được."

Nhà Trắng cho biết, trong nhiều tuần đối thoại mà vẫn chưa đạt được bước đột phá, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhắc lại trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy rằng Washington và các đồng minh sẵn sàng đáp trả quyết liệt nếu Nga xâm lược nước này.

Ông Biden cho biết Mỹ "đang thăm dò thêm các hỗ trợ kinh tế vĩ mô để giúp nền kinh tế Ukraine trong bối cảnh áp lực từ quân đội Nga", Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.

Tổng thống Zelenskiy viết trên Twitter rằng hai bên đã nhất trí về "các hành động chung cho tương lai" và thảo luận về các khả năng hỗ trợ tài chính. Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đã nhóm họp để soạn thảo luật nhằm tăng viện trợ quốc phòng cho Ukraine.

Các yêu cầu an ninh của Nga, được đưa ra vào tháng 12, bao gồm việc chấm dứt mở rộng NATO về phía đông, ngăn Ukraine gia nhập liên minh và rút lực lượng và khí tài của NATO khỏi các nước thuộc Liên Xô cũ.

Các phản ứng của Mỹ và NATO không được công khai, nhưng cả hai đều đã từ chối những yêu cầu của Nga trong khi bày tỏ sẵn sàng đàm phán về các vấn đề như kiểm soát vũ khí, các biện pháp xây dựng lòng tin và giới hạn về quy mô, phạm vi của các cuộc tập trận quân sự.

Trong tuần này, chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra thông điệp rằng họ muốn tất cả các bên liên quan đến Ukraine giữ bình tĩnh "và không làm những việc gây kích động căng thẳng và thổi phồng cuộc khủng hoảng."

Thứ trưởng Nuland nói rằng Washington có thông điệp riêng cho Bắc Kinh.

“Chúng tôi đang kêu gọi Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng của mình với Moscow để thúc giục ngoại giao, vì nếu xảy ra xung đột ở Ukraine thì điều đó cũng sẽ không tốt cho Trung Quốc", bà Nuland cho biết.

Các chuyên gia chính sách cho biết, với việc quan hệ Trung - Nga có thể đang ở mức nồng ấm nhất trong lịch sử, Mỹ không thể mong đợi sự ủng hộ của Trung Quốc đối với vị thế của mình trong thế bế tắc.

Các nước phương Tây đã cảnh báo về các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga nếu nước này xâm lược Ukraine, dựa trên các biện pháp được áp đặt từ năm 2014, khi Moscow sáp nhập Crimea và lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn bắt đầu chiến đấu với lực lượng của chính phủ Kyiv ở miền đông Ukraine.

Tổng thống Nga Putin, người đã không công khai nói về cuộc khủng hoảng trong nhiều tuần, đã cảnh báo về một "phản ứng quân sự-kỹ thuật", mà theo các nhà phân tích có thể là triển khai tên lửa, không xác định nếu các yêu cầu của Nga bị phớt lờ.

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nga cho biết một cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân giữa Moscow và Washington là khó tránh khỏi nếu không có các biện pháp đảm bảo kiềm chế và có thể dự đoán được.

Biden từng tuyên bố sẽ không cử quân đội Mỹ hoặc đồng minh đến chiến đấu với Nga ở Ukraine nhưng NATO cho biết họ đang đặt các lực lượng trong tình trạng sẵn sàng và điều động tới Đông Âu nhiều tàu và máy bay chiến đấu hơn.

Theo Reuters
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.