Nga: 'Không có cơ hội' gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Người phát ngôn của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov nói rằng thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen sẽ "không có cơ hội" gia hạn.
Nga: 'Không có cơ hội' gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen

Theo đài RT, Thư ký Báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen "không có cơ hội" được gia hạn trong bối cảnh hiện nay.

Ông Peskov nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Izvestia hôm 18/6 rằng Nga đã "nhiều lần thể hiện thiện chí, nhượng bộ" và gia hạn thỏa thuận, nhưng những lời hứa với Moskva như một phần của thỏa thuận vẫn chưa được thực hiện.

Người phát ngôn Peskov giải thích: “Khó có thể dự đoán một số loại quyết định cuối cùng ở đây, nhưng chúng tôi chỉ có thể nói rằng – xét trên thực tế dựa trên tình trạng mà chúng tôi hiện có – thỏa thuận này không có cơ hội”.

“Thỏa thuận bao hàm các hành động; hành động của các quốc gia hoặc tổ chức ký kết. Và một phần của thỏa thuận này đã được thực hiện, còn phần thứ hai, liên quan đến [những lời hứa với] Nga, chưa bao giờ được thực hiện", người phát ngôn Điện Kremlin tuyên bố.

Thỏa thuận do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đã được ký kết vào tháng 7/2022, bảo đảm việc vận chuyển ngũ cốc Ukraine an toàn qua các hành lang ở Biển Đen để đổi lấy việc Mỹ và EU gỡ bỏ các trở ngại đối với việc xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm và phân bón của Nga. Phương Tây tuyên bố rằng họ không bao giờ hạn chế các mặt hàng đó, nhưng Moskva lập luận rằng họ vẫn không thể cung cấp chúng cho người mua nước ngoài do các lệnh trừng phạt về vận chuyển, bảo hiểm và môi giới, vốn được áp đặt lên Nga trong cuộc xung đột với Ukraine.

Thỏa thuận ban đầu kéo dài trong 120 ngày, nhưng đã được gia hạn nhiều lần kể từ đó. Hiệu lực hiện tại sẽ hết vào ngày 17/7.

Phát biểu trước phái đoàn các nhà lãnh đạo châu Phi tại St. Petersburg hôm 16/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng “việc cung cấp ngũ cốc của Ukraine cho thị trường thế giới không giải quyết được vấn đề của các nước châu Phi đang cần lương thực”.

Ông giải thích, mặc dù phương Tây hứa hẹn rằng thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen sẽ giúp các quốc gia nghèo nhất, nhưng chỉ có 3,1% lô hàng ngũ cốc của Ukraine đến châu Phi, trong khi 38,9% trong số đó đến EU.

Đầu tuần này, ông Putin cho biết Moskva “đang nghĩ đến việc rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc này” vì không có gì được thực hiện để tạo thuận lợi cho xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga. Nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết các hành lang an toàn ở Biển Đen đã được Ukraine sử dụng để phóng máy bay không người lái hải quân.

Trong khi đó, đầu tháng 6 này, Ủy ban châu Âu đã gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine sang Ba Lan, Slovakia, Hungary, Romania và Bulgaria cho đến ngày 15/9.

Lệnh cấm trước đây của EU đối với lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraine đối với 5 quốc gia thành viên đã hết hạn vào ngày 5/6.

Hồi tháng 5, Ủy ban châu Âu đã áp đặt "các biện pháp phòng ngừa đặc biệt và tạm thời đối với hàng nhập khẩu" đối với 4 mặt hàng từ Ukraine để giảm bớt tác động của việc giá giảm mạnh ở các nước láng giềng EU. Theo Ủy ban châu Âu, biện pháp này được ban hành để giải quyết những lo ngại của nông dân ở Ba Lan, Hungary, Romania, Slovakia và Bulgaria, những người chịu thiệt hại đáng kể do dòng ngũ cốc Ukraine tràn vào.

Năm ngoái, EU đã đình chỉ thuế hải quan đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp từ Ukraine trong một năm để hỗ trợ nền kinh tế quốc gia đang hứng chịu xung đột. Tuy nhiên, tình trạng dư thừa ngũ cốc giá rẻ đã khiến các nhà sản xuất EU phải vật lộn chống lại những gì họ coi là cạnh tranh không lành mạnh.

Xuất khẩu các loại ngũ cốc của Ukraine mà EU mô tả là "quan trọng để nuôi sống thế giới và giữ giá lương thực thấp" ban đầu được dành cho Châu Phi và Trung Đông, nhưng thay vào đó lại bị mắc kẹt ở Đông Âu, ảnh hưởng tới sinh kế của các nhà sản xuất địa phương.

Ngày 31/5, Ủy viên nông nghiệp EU Janusz Wojciechowski cho biết cần phải gia hạn các hạn chế cho đến ít nhất là cuối tháng 10, bất chấp sự phản đối gay gắt từ Ukraine.

Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
(Ngày Nay) - Đánh giá về Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, Nghị quyết đặt ra những yêu cầu rất quyết liệt trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, cũng như đưa giải pháp mạnh mẽ nhằm giải phóng sức sáng tạo của các nhà khoa học và người dân.
Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
(Ngày Nay) - Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cho biết xuất khẩu sầu riêng của nước này sang thị trường Trung Quốc đang gặp trở ngại do một vấn đề mới phát sinh trong quá trình kiểm tra hải quan.
Nhiều dự báo về sự biến đổi trong chiến lược đối ngoại của Mỹ
Nhiều dự báo về sự biến đổi trong chiến lược đối ngoại của Mỹ
(Ngày Nay) - Ngày 12/1, chuyên gia Wang Zaibang - nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thái Hòa (Trung Quốc), nhận định rằng những tuyên bố gần đây của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về Greenland và Kênh đào Panama cho thấy Washington đang có những điều chỉnh trong chiến lược đối ngoại.
Cây Thiên tuế ở đình Phú Nhuận khoảng 200 tuổi, cao 6m, tán rộng 6m, phần thân trên phân thành 10 ngọn được công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh
(Ngày Nay) - Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Phát hiện mới về loài tinh tinh hoang dã
Phát hiện mới về loài tinh tinh hoang dã
(Ngày Nay) - Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science (Mỹ) cho thấy tinh tinh hoang dã có thể sống được trong nhiều môi trường khác nhau trên khắp châu Phi, từ rừng mưa nhiệt đới tươi tốt đến rừng thưa và thảo nguyên.
Chuyên gia Uruguay đánh giá cao tốc độ phát triển của Việt Nam
Chuyên gia Uruguay đánh giá cao tốc độ phát triển của Việt Nam
(Ngày Nay) - Việt Nam ngày càng phát triển vững chắc và là thị trường vô cùng hấp dẫn đối với các nước Nam Mỹ nói chung và Uruguay nói riêng. Đây là khẳng định được Tiến sĩ Ignacio Bartesaghi, Giám đốc Viện Thương mại Quốc tế, Đại học Công giáo Uruguay, đồng thời là điều phối viên của Phòng thương mại ASEAN-MERCOSUR, đưa ra khi trả lời phỏng vấn của phóng viên.
Bà Đinh Thị Nam Phương, Giám đốc Chiến lược truyền thông của công ty DatVietVAC Group Holdings tại sự kiện vinh danh.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh Anh Trai “Say Hi” là chương trình biểu diễn nổi bật 2024
(Ngày Nay) - Chương trình âm nhạc Anh Trai “Say Hi”, sản xuất bởi VieON và Vie Channel (thuộc DatVietVAC Group Holdings), đã được vinh danh là “Chương trình biểu diễn nổi bật 2024” trong khuôn khổ sự kiện “Giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024” do  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tối ngày 11/1/2025.  
Bộ Công an hai nước Việt Nam – Lào nâng tầm quan hệ hợp tác
Bộ Công an hai nước Việt Nam – Lào nâng tầm quan hệ hợp tác
(Ngày Nay) - Sáng 12/1, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào, đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.