Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga - bà Maria Zakharova, cho biết Moscow cảm thấy bối rối trước giọng điệu "quân phiệt" của Bộ Quốc phòng Anh và sẽ đáp trả một cách thích đáng nếu an ninh của Nga bị đe dọa.
"Các tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh ủng hộ việc quân sự hóa hơn nữa chỉ cho thấy nền chính trị Anh đang đem lại sự hoang mang" bà Zakharova nói trong một cuộc họp báo vào thứ Sáu.
"Đương nhiên, trong trường hợp bất kỳ họ tiến hành các mối đe dọa đối với an ninh của Nga hoặc của các đồng minh, đất nước chúng tôi có quyền đưa ra các biện pháp thích đáng để đáp trả", người phát ngôn nói thêm.
Trước đó, phát biểu tại một buổi lễ công bố các máy bay chiến đấu F-35 Lightning II mới của Không quân Hoàng gia ở căn cứ hải quân Norfolk, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết các máy bay thế hệ thứ 5 của Anh đã gửi một thông điệp tới những "kẻ thù" của Anh, bao gồm nước Nga. "Điều đó có nghĩa là đừng gây rối với chúng tôi, bởi chúng tôi có khả năng và nhân lực, chúng tôi luôn có ý chí tự vệ", ông Williamson nói.
Khi được hỏi trực tiếp rằng liệu máy bay F-35 mới có khiến Nga 'sợ hãi' không, Bộ trưởng Williamson đã lập tức khẳng định điều này.
Vương quốc Anh đã đầu tư 100 triệu bảng để bảo đảm 9 chiếc F-35 mới của mình như là một phần của chương trình trị giá 425 triệu bảng nhằm nâng cấp Lực lượng Không quân Hoàng gia (RAF). Phát biểu tại buổi lễ, Chánh văn phòng RAF, Ngài Stephen Hillier cho biết lực lượng không quân "có khả năng gây sát thương lớn hơn và RAF hiện đang chuẩn bị triển khai khả năng này trên toàn thế giới khi cần thiết".
Bộ trưởng Williamson cho biết Vương quốc Anh vẫn cam kết mua tổng cộng 138 chiếc F-35 trong tương lai. Hiện tại, ông nói, nước Anh có "khả năng, với 9 máy bay sẵn sàng chiến đấu. Chúng tôi mong muốn mở rộng con số đó. Chúng tôi coi đó là cả vũ khí phòng thủ và tấn công".
Chương trình F-35 đã bị hoài nghi bởi vô số vấn đề, quân đội Anh cũng không xa lạ gì với sự "khó nhằn" của chương trình này. Tháng 6 năm ngoái, các quan chức quốc phòng Anh đã bày tỏ sự khó chịu sau khi một lô hàng F-35 cho Anh không đến được Norfolk đúng giờ do thời tiết xấu trên Đại Tây Dương.
Các nguồn tin quốc phòng cũng nói với truyền thông Anh rằng máy bay F35 chỉ có một động cơ, điều này ngăn máy bay không thể đi đến nơi an toàn nếu có sự cố trong chuyến bay và gây ra sự lo ngại. Cũng vào mùa hè năm ngoái, một nhân viên RAF đã gặp rắc rối sau khi rò rỉ bí mật về chương trình F-35 thông qua ứng dụng hẹn hò Tinder.
Mỹ đã đình chỉ toàn bộ phi đội F-35 vào cuối năm ngoái sau một vụ tai nạn. Trước đó, các kế toán của Quốc hội nước này đã cảnh báo rằng chương trình F-35 vẫn còn một số lỗ hổng 966, bao gồm hơn 100 khiếm khuyết nghiêm trọng có thể làm bị thương hoặc giết chết phi công hoặc gây nguy hiểm cho máy bay.
Bắt đầu phát triển vào năm 2001, chương trình F-35 của hãng sản xuất vũ khí Lockheed Martin đã cho biết chiếc máy bay thế hệ mới này ước tính sẽ tiêu tốn một khoản tiền đáng kinh ngạc lên đến 1,5 nghìn tỷ USD để vận hành và bảo dưỡng trong suốt cuộc đời của nó, biến chiếc máy bay này trở thành vũ khí đắt nhất trong lịch sử nhân loại. Tính đến năm 2018, khoảng 300 máy bay F-35 đã được chuyển đến các căn cứ quân sự nước ngoài của Mỹ, cũng như của các đồng minh như Anh, Israel, Australia, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy và Hàn Quốc.