Nga và Iran sử dụng tiền tệ riêng cho các giao dịch thương mại

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nga và Iran đã bắt đầu tiến hành giao dịch thương mại bằng đồng rial và rúp lần đầu tiên. Các đồng tiền được xử lý bởi hệ thống Mir của Ngân hàng Trung ương Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi gặp nhau ngày 19/7/2022. Ảnh: Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi gặp nhau ngày 19/7/2022. Ảnh: Reuters

Đại sứ Iran tại Moskva, ông Kazem Jalali ngày 25/8 cho biết hai nước đã bắt đầu tiến hành giao dịch thương mại bằng đồng rial và rúp lần đầu tiên. Các đồng tiền được xử lý bởi hệ thống Mir của Ngân hàng Trung ương Nga.

Nga thành lập Mir vào năm 2014 để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine.

Như vậy, Iran và Nga đã và đang nỗ lực hướng tới việc sử dụng tiền tệ của riêng họ cho các mối quan hệ kinh doanh. Hồi tháng 7, Bộ trưởng Kinh tế Iran Ehsan Khandouzi tuyên bố rằng Tehran đã chính thức từ bỏ đồng USD để trao đổi thương mại với Nga. Cùng tháng, Sở giao dịch chứng khoán Tehran đã khởi động giao dịch rial-rúp.

Giao dịch với Nga bằng rial và rúp có thể cho phép Iran bỏ qua hệ thống tài chính toàn cầu do Mỹ thống trị. Vào năm 2019, hệ thống tài chính quốc tế SWIFT đã cắt quyền truy cập của hầu hết các ngân hàng Iran dưới áp lực từ Washington. Một số ngân hàng Nga cũng đã bị cấm sử dụng SWIFT vào tháng 2 năm nay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Trong khi đó, Saudi Arabia và Trung Quốc cũng đã thảo luận về việc định giá các giao dịch dầu bằng đồng nhân dân tệ thay vì đồng USD. Những sự kiện này có thể khiến đồng USD mất một phần nhỏ vị thế thống trị của nó ở Trung Đông.

Tháng trước, Ấn Độ cũng quyết định cho phép thanh toán bằng đồng rupee đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Một số chuyên gia nói với Reuters rằng thương mại Ấn Độ-Iran sẽ dễ dàng hơn bằng đồng rupee do Iran đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Khám phá công trình kiến trúc Pháp cổ trên "Giao lộ sáng tạo"
Khám phá công trình kiến trúc Pháp cổ trên "Giao lộ sáng tạo"
(Ngày Nay) - Tháng 11/2024, hàng loạt các công trình kiến trúc Pháp cổ sẽ được mở cửa đón khách tham quan, trải nghiệm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ Sáng tạo” do UBND TP Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Sở Văn hóa thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức.
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
(Ngày Nay) - Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mỗi cuốn sách bạn đọc được cá nhân hóa hoàn toàn. Hãy hình dung có một trợ lý không chỉ nhớ tất cả những cuốn sách bạn đã đọc, mà còn phân tích sâu sắc sở thích, phản ứng cảm xúc của bạn, và thậm chí sáng tạo ra những câu chuyện độc đáo, chỉ dành riêng cho bạn. Mỗi trang sách, mỗi đoạn văn, trở thành cuộc trò chuyện thân mật giữa bạn và một "người bạn" am hiểu bạn hơn bất kỳ ai….
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chúc mừng các đồng chí được thăng quân hàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định thăng quân hàm cho lãnh đạo Công an và Quân đội
(Ngày Nay) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng hôm nay là những sĩ quan ưu tú được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng, trao giữ các cương vị, trọng trách quan trọng trong lãnh đạo, chỉ huy lực lượng Quân đội, Công an...
Ảnh minh hoạ.
Chuyển đổi năng lượng là thách thức lớn trong chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
(Ngày Nay) - Trong khảo sát mới đây về mức độ sẵn sàng và khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện đối với trên 2.700 doanh nghiệp cho thấy, có tới 44,2% doanh nghiệp có khó khăn trong tìm ra các giải pháp kỹ thuật cụ thể. Chỉ có 6,3% doanh nghiệp được khảo sát cho biết không gặp khó khăn gì.