Ngành du lịch thế giới lao đao vì 'cơn bão' nCoV

(Ngày Nay) - Các điểm đến như Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản - nơi du khách Trung Quốc chiếm một phần lớn giao thông nội địa và chi tiêu du lịch, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh cấm du lịch.
Ngành du lịch thế giới lao đao vì 'cơn bão' nCoV

Chỉ riêng Trung Quốc đã đóng góp 51% GDP du lịch ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2018, theo Hội đồng Du lịch Thế giới (WTTC).

Ở Thái Lan, nơi du khách Trung Quốc chiếm 30% lượng khách đến, các công ty lữ hành và hộ kinh doanh du lịch đã cảm nhận được những tác động của virus corona mới.

Theo ông Vichit Prakobgosol, chủ tịch Hiệp hội các đại lý du lịch Thái Lan, khoảng 1,2 đến 1,3 triệu du khách Trung Quốc đã hủy các chuyến du lịch tới Thái Lan trong tháng 2 và tháng 3.

"Hiệu ứng có thể kéo dài đến tháng 4. Thật khó để ước tính vào lúc này", ông Prakobgosol cho biết.

Ngành du lịch thế giới lao đao vì 'cơn bão' nCoV ảnh 1

Các chuyến bay tới nhiều thành phố tại Trung Quốc đồng loạt bị hủy bỏ do lo ngại dịch bệnh. Ảnh: CNN

Do đó, nhiều doanh nghiệp tại các điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan như Bangkok, Phuket, Chiang Mai và Pattaya đang trở nên "lao đao" trước cơn bão nCoV.

Tại Pattaya, ít nhất 2 công ty du lịch vốn chủ yếu phục vụ du khách Trung Quốc - All Star Cruise Pattaya và Oriental Sky, đã thông báo rằng họ sẽ đình chỉ hoạt động vô thời hạn bắt đầu từ ngày 1/2.

Suthasinee Srimala, giám đốc bán hàng và tiếp thị của All Star Cruise , cho biết: "Chúng tôi phải tạm dừng dịch vụ của mình vô thời hạn hoặc cho đến khi tình hình đã được cải thiện. Đó là sáng kiến của riêng chúng tôi để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh".

Srimala nói rằng công ty sẽ hoàn trả đầy đủ phí đặt cọc cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi quyết định này.

Theo Yuthasak Supasorn, người đứng đầu Tổng cục Du lịch Thái Lan, khoảng 80% các chuyến bay được đặt từ Trung Quốc đến Thái Lan đã bị hủy giữa tháng 2 và tháng 4.

"Điều này dẫn đến thiệt hại ước tính khoảng 3 tỷ USD (93,6 tỷ baht)", ông Supasorn nói. "Sẽ mất ít nhất khoảng 4 đến 5 tháng để phục hồi nếu chúng tôi dựa trên kinh nghiệm trong công tác chống dịch SARS. Chúng tôi đã trấn an du khách rằng Thái Lan không phải là khu vực bùng phát dịch bệnh và chúng tôi có biện pháp tốt để bảo vệ họ".

Ngành du lịch thế giới lao đao vì 'cơn bão' nCoV ảnh 2

Ngành du lịch Thái Lan dự đoán thiệt hại lên tới 3 tỷ USD do số lượng khách Trung Quốc đột ngột suy giảm. Ảnh: CNN

Tại Nhật Bản, nơi du khách Trung Quốc chiếm khoảng 27% lượng du khách nội địa, việc hủy bỏ hàng loạt các tour du lịch đã khiến những công ty lữ hành như Kamome, có trụ sở tại Tokyo, cảm thấy "đau đầu".

Theo công ty, hơn 20.000 khách hàng đến từ Trung Quốc đã buộc phải hủy bỏ tất cả các chuyến đi đến Nhật Bản cho đến ngày 10/2.

Với việc Nhật Bản nhận được khoảng 9,6 triệu lượt khách từ Trung Quốc vào năm 2018, chiếm 1/3 chi phí du lịch nước ngoài, nhiều công ty đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh nCoV.

"Chúng tôi lo ngại về việc suy giảm lượng khách du lịch Trung Quốc, nhưng chúng tôi không thể dự đoán trước kết quả vì nó phụ thuộc vào chính sách cấm du lịch của Trung Quốc kéo dài bao lâu", phát ngôn viên của Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản Shiho Himuro cho biết.

Các điểm đến nhỏ hơn cũng đã cảm thấy áp lực. Macau - đặc khu hành chính và là điểm đến thu hút không ít khách du lịch từ đại lục, cũng không đứng ngoài vòng xoáy bất ổn.

Du khách Trung Quốc đại lục chiếm 70,8% trong tổng số 39,4 triệu du khách trong năm 2019 của Macau. Nhưng trong 4 ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán, Văn phòng Du lịch Chính quyền Macau thông báo về việc giảm 75,1% lượng khách du lịch đại lục so với năm 2019.

Thành phố này đã hủy bỏ nhiều hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán, đóng cửa biên giới với đại lục và không loại trừ việc cho các sòng bạc tạm dừng hoạt động, theo Đặc khu trưởng Ho Iat-seng.

"Macau đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Không ai muốn ra ngoài vì mọi người đều sợ virus. Người dân xếp hàng để mua khẩu trang, tích trữ thực phẩm. Các tuyến phố du lịch thực sự vắng khách", Filipe Ferreira - giám đốc điều hành của chuỗi nhà hàng Restaurante Litoral trên đảo Đãng Tử, cho biết.

Trong khi đó, các điểm đến trên đảo như Maldives, Micronesia và Quần đảo Bắc Mariana cũng đang chuẩn bị cho tác động đáng kể của dịch bệnh.

Quần đảo Bắc Mariana, thường đón 700 du khách mỗi ngày từ Trung Quốc - một con số tương đối cao khi có dân số khoảng 51.000 người, đã  thực hiện lệnh cấm du khách từ Trung Quốc đại lục.

"Rõ ràng rằng đối với nhiều quốc gia nơi Trung Quốc là nguồn khách chính, đây là một vấn đề rất lớn. Vì vậy, đây là lúc các điểm du lịch như Bắc Mariana tăng cường nỗ lực phát triển các thị trường khác như Australia hay Nhật Bản", ông Wolfgang Georg Arlt, giám đốc Viện nghiên cứu du lịch nước ngoài Trung Quốc (COTRI), nhận định.

Trong khi châu Âu, châu Mỹ và Vương quốc Anh ít phụ thuộc vào khách du lịch Trung Quốc, họ vẫn có thể cảm nhận được tác động của dịch nCoV.

Tại Pháp, nơi có 2 triệu du khách đến từ Trung Quốc mỗi năm, Hiệp hội đại lý du lịch Trung Quốc tại Pháp (ACAV) đã đình chỉ hoạt động và dự kiến sẽ "thiệt hại lớn", theo báo cáo của đài phát thanh công cộng Pháp RFI.

Theo CNN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.