Ngày càng nhiều trẻ em gái ở Philippines mang thai sớm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các chuyên gia lo ngại chủ nghĩa bảo thủ sẽ hạn chế quyền tiếp cận các biện pháp tránh thai và giáo dục giới tính của người trẻ.
Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên Philippines thuộc hàng cao nhất châu Á. Ảnh: The Telegraph
Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên Philippines thuộc hàng cao nhất châu Á. Ảnh: The Telegraph

Kessa mang thai con gái khi tròn 13 tuổi. Là một “điều cấm kỵ” ở Philippines, em không được học và chia sẻ về vấn đề tình dục từ những người xung quanh. Một năm sau, em có thêm một đứa con trai. Đến hiện tại, ở tuổi 17, Kessa đã nghỉ học để chăm sóc các con. Em tâm sự: Làm mẹ thật khó. Em phải hy sinh mọi thứ vì con.

Trường hợp như Kessa không hiếm. Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên tại Philippines thuộc hàng cao nhất châu Á, với hơn 500 thanh thiếu niên mang thai và sinh con mỗi ngày. Tỷ lệ này ngày càng tăng ở nhóm bé gái nằm trong độ tuổi từ 10 - 15 tuổi.

Bà Mary Racelis, nhà nhân chủng học và xã hội học người Philippines cho biết, rất khó để xác định lý do chính xác cho sự gia tăng này. Tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng Giáo hội Công giáo và Chủ nghĩa bảo thủ ở Philippines có thể là một trong những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều trẻ em gái mang thai sớm.

Gần 90% dân số Philippines theo Kitô giáo, bao gồm cả Công giáo, vốn không khuyến khích quan hệ tình dục trước hôn nhân và sử dụng bao cao su hoặc thuốc tránh thai. Điều này gây khó khăn cho các trường học và các nhà vận động trong việc giáo dục giới tính và các biện pháp phòng tránh an toàn. Họ không được phép đề cập đến vấn đề này với trẻ em. Chính quyền thành phố General Santos cho biết: “Giáo hội không ủng hộ phá thai và ngăn cản tuyên truyền các biện pháp tránh thai cho học sinh.”

Ngày càng nhiều trẻ em gái ở Philippines mang thai sớm ảnh 1
Công giáo không khuyến khích quan hệ tình dục trước hôn nhân và sử dụng biện pháp tránh thai. Ảnh: Getty Images

Giáo dục giới tính bị bỏ ngỏ

Theo ước tính của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, chỉ có 1,1 triệu học sinh trong tổng số 32 triệu học sinh ở Philippines được tiếp cận với giáo dục giới tính. Bà Amina Evangelista Swanepoel, Giám đốc điều hành của tổ chức Roots of Health, chia sẻ: “Hàng nghìn thanh niên nghĩ rằng nhảy lên nhảy xuống sau khi quan hệ sẽ có tác dụng tránh thai. Cũng có người lại tin rằng không thể mang thai trong lần quan hệ đầu tiên.”

Năm 2012, Luật Sức khỏe sinh sản được thông qua ở Phillippines, cho phép tiếp cận miễn phí các biện pháp tránh thai và bắt buộc các trường công phải giáo dục giới tính. Giáo hội và một số nhóm Công giáo đã công khai phản đối, khiến luật này bị gửi lên Tòa án Tối cao.

Vào thời điểm đó, cố linh mục Melvin Castro, một quan chức Công giáo hàng đầu ở Philippines cho rằng luật “đi ngược lại ý muốn sinh sản của Thiên Chúa”.

Tòa án Tối cao ban hành điều khoản cho phép thanh niên trên 18 tuổi sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ khi có sự đồng ý của cha mẹ. Nhiều người trẻ, trong đó có Kessa, sợ bị phán xét nên không dám chia sẻ với phụ huynh. Điều này chính là rào cản lớn khiến các em không có cơ hội tiếp cận với tình dục an toàn.

Sức khỏe thể chất của các bé gái đang mang thai thường không được quan tâm. Theo Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, sản phụ dưới 15 tuổi có nguy cơ tử vong do biến chứng khi mang thai hoặc sinh nở cao gấp đôi so với phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 30.

Mặc dù nhiều người cho rằng Giáo hội Công giáo phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng mang thai ở tuổi vị thành niên ở Philippines, nhưng vẫn cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để hiểu được các yếu tố thúc đẩy sự gia tăng nghiêm trọng này.

Các cuộc khảo sát gần đây đã thu thập cả dữ liệu mang thai của trẻ em từ 10 tuổi. Năm 2022, có thêm 815 trẻ em từ 10 -14 tuổi mang thai. Bà Swanepoel cho biết, các phương pháp thu thập dữ liệu được mở rộng sang các nhóm tuổi trẻ hơn, có nghĩa là họ “đang nhìn thấy những xu hướng hoặc những điều mà trước đây chưa từng thấy.”

Ngày càng nhiều trẻ em gái ở Philippines mang thai sớm ảnh 2
Trẻ em mang thai sớm gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Ảnh: Shutterstock

Hy vọng vào một tương lai tươi sáng

Bà Swanepoel chia sẻ: "Việc tuyên truyền giáo dục giới tính không còn là chủ đề nhạy cảm như trước. Nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết."

Philippines đang có lập trường mềm mỏng hơn về vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên. Tháng 9/2023, một đề xuất thành lập hội đồng chuyên trách có nhiệm vụ triển khai các chương trình nhằm giảm thiểu tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên đã được Hạ viện thông qua, dự kiến sẽ được Thượng viện thông qua thành luật vào cuối năm nay.

Theo The Telegraph
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?