Nghề “sống ảo” kiếm bộn tiền của giới trẻ Trung Quốc

(Ngày Nay) - Nghề trình diễn trực tuyến tại Trung Quốc đã nổi lên như một cơ hội đổi đời cho một số người trẻ có kỹ năng diễn xuất, mang lại thu nhập có thể lên tới 100.000 USD mỗi tháng.
Yu Li từ thợ sửa xe trở thành người nổi tiếng, ông chủ công ty quản lý, với thu nhập 100.000 USD/tháng. (Ảnh: Washington Post)
Yu Li từ thợ sửa xe trở thành người nổi tiếng, ông chủ công ty quản lý, với thu nhập 100.000 USD/tháng. (Ảnh: Washington Post)

Cơ hội kiếm hàng trăm nghìn USD mỗi tháng

Yu Li, với nghệ danh là Anh Li, là một thanh niên Trung Quốc làm nghề trình diễn trực tuyến. Mỗi ngày Anh Li sẽ dành hàng giờ đồng hồ để lên mạng, thực hiện những màn phát sóng trực tiếp (live stream) trên mạng xã hội YY, trực thuộc "ông lớn" về công nghệ Trung Quốc, tập đoàn Tencent. Trên nền tảng này, người trình diễn sẽ tâm sự, nói đùa, hát hò… làm vừa lòng và thỏa mãn những người hâm mộ khắp nơi. Để trả công những người hâm mộ sẽ gửi lại “quà ảo”, nhưng có thể quy đổi ra tiền thật.

Ngoài công việc trình diễn, Yu Li còn có một công ty riêng, Wudi Media, chuyên đào tạo và lăng xê những người có ước mơ trở thành ngôi sao trình diễn trực tuyến. Yu sẽ giúp những người bình thường tìm cách nổi tiếng đến nhanh hơn và sẽ thu một phần tiền kiếm được của họ. Thành công của Yu, với 10.000 người theo dõi mỗi buổi phát sóng, đã biến anh trở thành một trong những người thành có tiếng nhất trong ngành này.

Ít ai biết, Yu Li xuất thân từ một gia đình ở khu vực Mãn Châu, phía Bắc Trung Quốc và làm nghề sửa xe khi 16 tuổi. Rất tình cờ, khi tham gia chơi trò chơi trực tuyến, Yu đã phát hiện ra một niềm đam mê khác, anh sử dụng micro bắt đầu thực hiện các chương trình nói chuyện của riêng mình. Đó là nền tảng khi Yu thành lập Wudi và hiện tại anh kiếm được 100.000 USD mỗi tháng.

Rất dễ để có thể tạo tài khoản phát sóng trực tiếp, nhưng rất khó để trở nên nổi tiếng. Đó chính là lý do mà Yu Li và công ty của anh ta vẫn có thể tồn tại và thậm chí sống tốt trong ngành này. Với số tiền kiếm được từ quà ảo mỗi tháng, người trình diễn sẽ trả cho nền tảng phát sóng YY 50%, 20-30% cho công ty quản lý và họ được giữ phần còn lại.

Sự phát triển và hệ lụy của ngành trình diễn trực tuyến

Nền công nghiệp trình diễn trực tuyến thực sự phát triển nở rộ ở Trung Quốc. Trong 700 triệu người dùng Internet tại đây, có một nửa là khách hàng của dịch vụ phát sóng trực tuyến. Con số này thậm chí còn lớn hơn cả dân số Mỹ.

Theo nghiên cứu của iResearch, thị trường phát sóng trực tuyến ở Trung Quốc trị giá khoảng 3 tỷ USD vào năm 2016, tăng trưởng 180% so với năm trước đó và được dự đoán sẽ sớm có doanh thu vượt mặt thị trường phát sóng phim ảnh tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Tốc độ phát triển nhanh chóng và bùng nổ của dịch vụ phát sóng trực tuyến một phần là do chủ trương của chính phủ Trung Quốc nhằm định hướng dịch vụ trực tuyến trở thành một phần trong chiến lược phát triển kinh tế. Trong khi các ông lớn Mỹ như Facebook, Google bị cấm tại Trung Quốc, các ông lớn của lĩnh vực công nghệ Trung Quốc đã phát triển các nền tảng công nghệ, như hãng Tencent phát triển YY - mạng xã hội hàng đầu tại Trung Quốc về phát sóng trực tuyến.

Tuy nhiên, sự phát triển và thành công nhanh chóng của nghề phát sóng trực tuyến cũng kéo theo nhiều hệ lụy như học sinh bỏ học, người lớn bỏ công việc để thử vận may nổi tiếng và đổi đời. Để thu hút người xem, đôi khi những người trình diễn phải sử dụng những chiêu thức giật gân và phản cảm như ăn cá vàng, ăn thủy tinh, phẫu thuật thẩm mỹ để ăn mặc hở hang với hi vọng nhanh chóng nổi tiếng. Những việc này hiển nhiên gây ra hệ lụy xấu tới lối sống và xã hội và có thể bị chính quyền loại bỏ và xử lý

Với Yu, lời khuyên của anh dành cho lời khuyên cho những người muốn nổi tiếng hãy đi lên bằng thực tài và đừng cố gắng nổi tiếng bằng cách dàn dựng.

Theo Dân Trí

Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.