'Người hùng thầm lặng' đứng sau thành công của thể thao Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau nhiều năm miệt mài cống hiến cho y học nói chung và y học thể thao nói riêng, bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền đã vinh dự được tặng 2 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều giấy khen, bằng khen khác.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiền (áo vàng) là người có thâm niên gắn bó cùng bóng đá Việt Nam. (Ảnh: VFF)
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiền (áo vàng) là người có thâm niên gắn bó cùng bóng đá Việt Nam. (Ảnh: VFF)

Y học thể thao là một bộ phận không thể tách rời, có nhiệm vụ quan trọng góp phần vào sự phát triển hệ sinh thái thể thao.

Từ trước đến nay, đa phần mọi người đều dành sự quan tâm tới vận động viên, huấn luyện viên mỗi khi họ đem về thành tích cao, vinh quang cho Tổ quốc, nhưng hiếm khi đội ngũ y, bác sỹ hoạt động trong lĩnh vực thể thao, những người chăm lo "bữa ăn, giấc ngủ," điều trị những chấn thương, theo dõi sức khỏe của các vận động viên được vinh danh trên ánh đèn sân khấu.

Với gần 30 năm trong nghề, luôn làm việc, cống hiến hết mình và đồng hành, sát cánh cùng thể thao Việt Nam, bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền, Trưởng phòng y học thể thao, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội đã đi qua những giai đoạn thăng trầm cùng thể thao Việt Nam với biết bao thế hệ vận động viên.

Mới đây, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) công bố danh sách các y, bác sỹ được vinh danh tại Giải thưởng Y học AFC lần thứ ba, Việt Nam có 2 bác sỹ được vinh dự nhận Giải thưởng Cống hiến 15 năm của Ban Y học AFC. Bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền là một trong hai bác sỹ được vinh danh.

Nhận công tác tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia I, nay là Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội từ đầu những năm 1994, khi còn là một thanh niên chập chững bước vào nghề, bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền đã nhanh chóng bắt nhịp kịp thời với công việc, tìm hiểu và hòa nhập với đội ngũ làm công tác thể thao.

Ông cũng thường xuyên trau dồi, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về y học thể thao của Việt Nam từ thư viện, học hỏi người đi trước. Cùng với đó, với sự ham học, nhiệt huyết của tuổi trẻ, bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền cũng không ngừng tiếp nạp thêm kiến thức từ những bệnh viện lớn ở thời điểm ấy.

Sau đó không lâu, bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền được phân công trực tiếp làm cho các đội tuyển như điền kinh, bóng đá... Ông cũng tham dự các hội thảo của Liên đoàn Điền kinh thế giới, hội thảo của AFC..., qua đó trau dồi thêm kiến thức, thông tin và hiểu rõ yêu cầu của y học thể thao gồm nhiều yếu tố quan trọng như kiểm tra y học thể thao; chẩn đoán, điều trị và hồi phục chấn thương, bệnh lý thể thao; chăm sóc, hồi phục cho vận động viên, dinh dưỡng thể thao...

Vào những năm đầu của thập niên 90, thế kỷ XX, nền y học thể thao của Việt Nam còn chưa phát triển, hạn chế và chưa đủ để phục vụ công tác thể thao khiến bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền luôn trăn trở.

Cách đây gần 20 năm, những tháng cuối năm 2003, Giải Vô địch xe đạp toàn quốc - tiền SEA Games 22 diễn ra ở những chặng đường cuối, vận động viên Đỗ Xuân Tâm đã không may qua đời khi tuổi còn quá trẻ do không được cấp cứu kịp thời.

Nhớ lại việc này, bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền trầm tư: "Khi vận động viên xe đạp địa hình Đỗ Xuân Tâm bị đột quỵ cho chúng ta thấy sự yếu kém về kiểm tra y học, cấp cứu và chăm sóc vận động viên. Nếu phát triển tốt y học thể thao sẽ không xảy ra những điều đáng tiếc như vậy."

Bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền chia sẻ đối với bệnh lý thể thao, thường tiềm ẩn, rất khó phát hiện, cần sự hiểu biết sâu và cần có phương tiện chuẩn đoán chuyên khoa, đồng thời tham khảo tài liệu của các nước phát triển, các câu lạc bộ lớn... Việc thăm khám cho các vận động viên cũng có những đặc thù bởi về bệnh lý chung, thường không phổ biến khiến bác sỹ bất ngờ như u não, ung thư, đột quỵ, truyền nhiễm..., đòi hỏi bác sỹ phải cẩn thận hơn.

Cũng theo bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền, đối với các vận động viên thì các chấn thương lớn gây ảnh hưởng đến tính mạng ít xảy ra (như chấn thương đầu, cổ...); đa phần là các chấn thương mà ở các bệnh viện địa phương bỏ qua.

Nhưng các chấn thương này lại khiến các vận động viên không thể tập trung tập luyện được, rất khó phát hiện, điều trị khó, việc hồi phục chức năng hoàn toàn khác với y học thông thường và cần phải được đào tạo riêng. Việc chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng đối với các vận động viên cũng cần phải khoa học, tỷ mỷ, mất rất nhiều thời gian và công sức.

Sau nhiều năm miệt mài làm việc, cống hiến cho y học nói chung và y học thể thao nói riêng, bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền đã vinh dự được tặng 2 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp.

Bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền từng đảm nhiệm vị trí bác sỹ của đội tuyển bóng đá nam quốc gia từ năm 1995-2012, đồng thời là thành viên của Ban Y học Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Những bằng khen, giấy khen, sự vinh danh ấy là thước đo rõ ràng nhất nhằm công nhận những cống hiến của vị bác sỹ đã dành nửa đời người phục vụ cho nền y học thể thao Việt Nam.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.