Người phụ nữ Nhật Bản có 7 khuôn mặt, trốn tội giết người gần 15 năm

Trên các phương tiện truyền thông, Kazuko Fukuda thường được biết đến với cái tên là người phụ nữ có 7 khuôn mặt, một nghi phạm giết người bỏ trốn gần 15 năm.
Kazuko Fukuda trải qua 7 lần phẫu thuật thẩm mĩ. Ảnh: TBS
Kazuko Fukuda trải qua 7 lần phẫu thuật thẩm mĩ. Ảnh: TBS

Vào năm 1997, cảnh sát tỉnh Fukui bắt đầu thẩm vấn một người phụ nữ tại nhà hàng, sau đó được xác nhận được là nghi phạm Fukuda thông qua dấu vân tay lấy ra từ chai bia. Người phụ nữ này đã bị bắt giam vào ngày 29/7 rồi bị truy tố vào ngày 18/8 – chỉ 11h đồng hồ trước khi hết thời hạn 15 năm sau vụ giết người.

Kazuko Fukuda là một phụ nữ đã sử dụng bí danh và trải qua nhiều cuộc phẫu thuật thẩm mỹ để trốn tránh việc bắt giữ.

Năm 1982, Fukuda 34 tuổi, đã kết hôn và có 4 đứa con. Cô làm tiếp viên tại một quán rượu ở thành phố Matsuyama, tỉnh Ehime. Như các công tố viên sau đó sẽ chứng minh, cô đã siết cổ nữ tiếp viên Atsuko Yasuoka, 31 tuổi, tại nơi cư trú của nạn nhân vào ngày 19/8/1982.

Sau khi phạm tội, Fukuda lấy tiền mặt và hơn 300 đồ vật giá trị (bao gồm cả đồ nội thất và sổ ngân hàng) trị giá tổng cộng khoảng 9,5 triệu yên. Cảnh sát xác định động cơ của hung thủ là trả nợ cho các công ty tài chính tiêu dùng.

Phẫu thuật thẩm mỹ

Fukuda đã dành 14 năm và 11 tháng tiếp theo để chạy trốn, trong thời gian đó, cô đã nỗ lực hết sức để không bị giam giữ. Lúc đầu, chồng cô yêu cầu ra tự thú nhưng Fukyda từ chối. Thay vào đó, cô nhờ anh hỗ trợ chôn cất thi thể Yasuoka trên núi ở Matsuyama. Sau đó ở lại thành phố, có thêm một người bạn trai.

Tuy nhiên, một khi các nhà điều tra bắt đầu vào cuộc, Fukuda lo lắng và quyết định bỏ trốn với số tiền khoảng 600.000 yên lấy được từ nơi cư trú của nạn nhân. Trong khi đó, chồng cô bị bắt vì đã giúp che dấu cái xác.

Fukuda ban đầu cảm thấy khó khăn khi tìm việc làm tiếp viên do tuổi tác khá cao. Tuy nhiên, cuối cùng cô cũng tìm được một công việc tại câu lạc bộ ở thành phố Kanazawa, tỉnh Ishikawa - cách Matsuyama khoảng 620 km. Hai ngày sau, cô đã trải qua phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi bề ngoài của mũi và mắt tại một bệnh viện ở Tokyo. Cô tiếp tục tiến hành thêm vài lần phẫu thuật nữa, dẫn đến biệt danh người phụ nữ có 7 khuôn mặt trên truyền thông.

Cô di chuyển từ nơi này sang nơi khác, luôn làm việc để chạy thoát khỏi sự truy đuổi của cảnh sát. Khi làm việc tại câu lạc bộ ở Kanazawa vào khoảng tháng 9/1985, cô bắt đầu sống với một khách hàng nam sở hữu cửa hàng bánh kẹo lâu năm. Sau khi Fukuda bắt đầu làm việc tại cửa hàng, doanh số đã đạt mức cao. Cô đã quyết định đưa một trong những đứa con trai của mình, Toshiyuki, 18 tuổi vào thời điểm đó  đến Kanazawa vào khoảng năm 1986 để làm việc cùng.

Cầu thủ bóng chày huyền thoại Hideki Matsui là khách hàng của cửa hàng kẹo này khi còn là học sinh tiểu học đã kể lại rằng Fukuda là một phụ nữ có vẻ ngoài đáng yêu.

Khách sạn tình yêu

Người phụ nữ Nhật Bản có 7 khuôn mặt, trốn tội giết người gần 15 năm ảnh 1

Nhan sắc xinh đẹp của người phụ nữ phạm tội giết người. Ảnh: Getty

Sau khi người làm bánh kẹo cầu hôn, Fukuda không chấp nhận ngay lập tức, vì sợ rằng quá khứ của cô sẽ bị tiết lộ. Vào thời điểm này, Fukuda đã được đưa vào danh sách truy nã toàn quốc, với hình ảnh xuất hiện trong các áp phích truy nã. Sau khi xem một poster như vậy, người họ hàng của ông chủ đã nêu nghi ngờ với cảnh sát.

Sau đó, Fukuda phải chạy trốn vào ngày 12/2/1988 bằng xe đạp đến Nagoya - khoảng 235 km từ nơi ở cũ - nơi cô trở thành nhân viên tại một “khách sạn tình yêu”. Sau khi một đồng nghiệp nhìn thấy áp phích truy nã tại Sở cảnh sát Midori, họ đề nghị cô tự thú nhưng Fukuda tiếp tục đến làm tại một khách sạn tình yêu khác trong thành phố. Tuy nhiên, thỏa thuận việc làm yêu cầu in ngón tay cái và chụp ảnh. Đó là ngày 13/5/1988, khi cô quyết định rời Nagoya đến Fukui.

Ở Fukui, cô lại một lần nữa tìm việc làm tiếp viên rồi tiếp tục chạy trốn, bị thương tại một nhà thổ ở thành phố Osaka 4 năm sau đó. Đến khoảng thời gian này, Sở cảnh sát Matsuyama-Higashi, nơi đang xử lý vụ án, bắt đầu lo lắng về việc hết thời hiệu truy tố kéo dài trong 15 năm.

Khi chỉ còn 1 năm, cảnh sát đã trao phần thưởng trị giá 1 triệu yên cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ nghi phạm vụ giết người - một động thái chưa từng có trước đây ở Nhật Bản. Bệnh viện Jujin ở Tokyo, nơi Fukuda trải qua ít nhất một ca phẫu thuật cũng đã trao phần thưởng, vì như giám đốc Fumihiko Umezawa nói với tờ Washington Post, bất cứ ai làm điều xấu đều phải trả giá.

Sự cố nhà tù Matsuyama

Fukuda sinh ra ở Matsuyama vào năm 1948. Ngay từ nhỏ, bố mẹ đã ly hôn nên Fukuda sống với mẹ - người quản lý một đường dây mại dâm. Vào năm 18 tuổi, Fukuda và bạn trai sống chung đã tiến hành vụ cướp tại ngôi nhà của người đứng đầu Cục Thuế khu vực Takamatsu (1966). Sau khi bị kết án, cô đã bị giam giữ ở nhà tù Matsuyama.

Vụ tống giam Fukuda trùng với sự cố nhà tù Matsuyama. Từ năm 1964 - 1966, các băng đảng yakuza (mafia Nhật Bản) thường xuyên có được quyền truy cập vào các nhà tù thông qua sự hợp tác của ban quản lý, tạo ra khu vực vô luật pháp để chúng hoạt động. Ở đó có những vụ uống rượu, hút thuốc và đánh bạc, bọn côn đồ cưỡng hiếp các nữ tù nhân. Fukuda là một trong những nạn nhân của các vụ cưỡng bức, bạo lực trong nhà tù.

Khi được trả tự do, Fukuda kết hôn ở tuổi 20 nhưng ly dị chồng 5 năm sau đó. Cô tái hôn vào năm sau, sinh được 4 người con và bắt đầu nợ nần.

Bắt giữ và xét xử

Bước ngoặt của vụ án diễn ra vào ngày 24/7, khi một khách hàng nam 59 tuổi tại nhà hàng lẩu oden ở thành phố Fukui nói với cảnh sát rằng một người phụ nữ thường xuyên ghé thăm nhà hàng ở thành phố Fukui trông có vẻ giống với Kazuko Fukuda.

Vào thời điểm đó, Fukuda đang sử dụng bí danh là Yukiko Nakamura. Vào khoảng 2h00 chiều ngày 29/7, cảnh sát đưa cô vào để thẩm vấn tự nguyện sau khi tìm thấy cô ghé thăm nhà hàng một lần nữa.

Trong phiên thẩm vấn, Fukuda tiếp tục uống rượu, từ chối lấy dấu vân tay của mình. Tuy nhiên, cảnh sát đã sử dụng một chai bia mà người phụ nữ này từng chạm vào và chứng thực được danh tính. Fukuda chính thức bị bắt vào khoảng 6h40 tối, cuối cùng cô thừa nhận những cáo buộc.

Fukuda là một con bạc, người nghiện rượu và mua sắm quần áo nên đã dẫn đến nợ nần. Vào tháng 5/1999, tòa án quận Takamatsu trao cho Fukuda một án tù chung thân. Phán quyết đó đã được Tòa án tối cao Takamatsu giữ nguyên vào năm sau. Trong phiên tòa đầu tiên, thẩm phán chấp nhận bào chữa rằng tội ác không được dự tính trước nhưng đồng thời bị cáo phải công nhận hành vị cướp của.

Trong đơn kháng cáo, người bào chữa tìm kiếm sự khoan hồng, cho rằng Fukuda đã giết Yasuoka vì đam mê đồng tính nữ nhưng thẩm phán Toshio Shima bác bỏ lập luận này.

Fukuda sống đến năm 57 tuổi. Tại nhà tù Wakayama vào tháng 2/2005, cô bị đột quỵ khi đang làm việc tại nhà máy và qua đời ở bệnh viện vào ngày 10/3. Đến năm 2010, Nhật Bản sửa đổi Luật Tố tụng Hình sự để bãi bỏ thời hiệu 15 năm về tội giết người.

Theo Đời sống & Pháp luật
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?