Người Ukraine đổ xô sang EU tị nạn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau khi nghe tin Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, nhiều người dân Ukraine đã đổ xô sang các quốc gia láng giềng như Ba Lan và Hungary nhằm chạy trốn xung đột.
Một bà mẹ ôm con trai tại biên giới Ukraine-Hungary. Ảnh: Reuters
Một bà mẹ ôm con trai tại biên giới Ukraine-Hungary. Ảnh: Reuters

Chính quyền các nước EU (Liên minh châu Âu) giáp biên giới với Ukraine, bao gồm Romania và Slovakia, cho biết hiện tại chưa có dòng người tị nạn lớn, nhưng truyền thông địa phương cho biết lượng người đổ về biên giới đang tăng lên.

Tại biên giới Ukraine và Ba Lan, Alexander Bazhanov - một người đàn ông 34 tuổi, cho biết đã cố gắng mang theo những đồ vật quan trọng và đem theo vợ con rời khỏi thành phố Mariupol (phía đông Ukraine), ngay khi nghe tin chiến sự.

“Tôi không cảm thấy gì khác ngoài sợ hãi”, Bazhanov nói tại ngã ba biên giới dành cho người đi bộ, cách thành phố Warsaw khoảng 400 km. "Tôi sẽ đến tìm bố tôi ở Tây Ban Nha, nhưng tôi không có tiền và không biết mình sẽ làm điều đó như thế nào."

Người Ukraine đổ xô sang EU tị nạn ảnh 1

Một bà mẹ Ukraine đưa con vượt qua biên giới Ba Lan - Ukraine. Ảnh: Reuters

Các quốc gia Trung Âu có chung biên giới với Ukraine trong nhiều tuần qua đã phải chuẩn bị tinh thần cho một làn sóng người tị nạn đang tìm kiếm nơi trú ẩn.

Các ngả đường để tới thị trấn Medyka, nằm giữa Ba Lan và Ukraine, đang ngày càng đông đúc kể từ khi Nga tuyên bố chiến dịch quân sự rạng sáng ngày hôm qua. Một số người nói rằng họ lo sợ quân đội Nga có thể tiến sâu vào lãnh thổ Ukraine.

Người Ukraine đổ xô sang EU tị nạn ảnh 2

Nhiều gia đình Ukraine cho biết họ phải bỏ lại nhà cửa và tài sản để tị nạn do lo sợ chiến tranh. Ảnh: Reuters

“Mọi người đều nghĩ miền Tây Ukraine an toàn vì nó gần các quốc gia EU và NATO. Có vẻ như nơi đó cũng không an toàn", Maria Palys (44 tuổi), người đi cùng cả gia đình tới biên giới Ba Lan, cho biết.

Người Ukraine đổ xô sang EU tị nạn ảnh 3

Đám đông chờ đợi để được sang phía bên kia biên giới Ba Lan. Ảnh: Reuters

Còn tại biên giới Ukraine-Hungary, Csaba Bodnar (27 tuổi) và em trai Tamas, cả hai là người dân tộc thiểu số Hungary ở phía tây Ukraine, tức tốc bỏ khỏi nhà để sang trú ẩn tại nhà người thân ở Hungary, vì lo sợ bị gọi nhập ngũ.

“Không ai muốn nhập ngũ, không ai muốn chết. Những ai có khả năng bỏ đi đều tìm cách làm vậy", Tamas Bodnar nói.

Anh em nhà Bodnar nằm trong số những nhóm người rời khỏi Ukraine để tới thị trấn Beregsurany của Hungary, một số đến từ thủ đô Kyiv, cách biên giới hơn 800 km về phía đông.

Người Ukraine đổ xô sang EU tị nạn ảnh 4

Một gia đình đi bộ từ Ukraine sang Hungary.

Nhiều người lái xe tới biên giới bằng ô tô, nhưng phần lớn mọi người chọn cách đi bộ để băng qua Hungary.

Một người phụ nữ khoảng 40 tuổi cho biết cô đem con mình chạy trốn vì lo sợ chính phủ Ukraine sẽ tiếp tục giảm độ tuổi nhập ngũ nếu tình hình trở nên xấu hơn.

"Tôi sợ họ sẽ bắt con trai tôi gia nhập quân đội", bà mẹ cho biết. "Người thân của chúng tôi tại Hungary sẽ đón thằng bé, còn tôi sẽ quay trở lại."

Người Ukraine đổ xô sang EU tị nạn ảnh 5

Dòng xe tháo chạy khỏi thủ đô Kyiv của Ukraine hôm 24/2. Ảnh: AP

Cặp vợ chồng Dmitry và Ksenia, cả hai đều 23 tuổi, đã rời Kyiv vào đêm thứ Tư bằng ô tô. Họ đi bộ đến Hungary và dự định đi tàu đến Đức, nơi chị gái của Dmitry đang sinh sống.

Dmitry cho biết rằng anh không chạy trốn nghĩa vụ quân sự vì vốn mắc bệnh tim. "Tôi rất lo lắng cho mẹ, bà ấy vẫn chưa thể ra khỏi Kyiv", Dmitry lo sợ.

Theo Reuters
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.