Nguyễn Cơ Thạch: Người phá băng và kiến tạo

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Để có được một bức chân dung đầy đủ về Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch không hề dễ dàng. Ông là người đóng vai trò không thể thiếu trong việc phá vỡ thế bế tắc của mối quan hệ Việt – Mỹ và hình thành chính sách đổi mới.


(Bài viết được trích dẫn từ phim do công ty Media 21 thực hiện. Năm 2021 cũng là năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch)

Nguyễn Cơ Thạch: Người phá băng và kiến tạo

Là một nhà ngoại giao có tầm nhìn chiến lược, ông đã có những bước đi táo bạo nhằm cải thiện tình trạng cấm vận kinh tế và bình thường hóa mối quan hệ gữa Việt Nam và Mỹ.

Một nhân vật có khí phách phi thường được các nhà ngoại giao hết sức kính trọng và ngưỡng mộ, Nguyễn Cơ Thạch là một trong những nhân vật nổi tiếng của nền ngoại giao Việt Nam đương đại.

Đại sứ Hà Kim Ngọc – Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền tại Mỹ, cho biết: “Ông Nguyễn Cơ Thạch có một vị trí rất đặc biệt trong lịch sử quan hệ Việt – Mỹ. Ông là vị Bộ trưởng Ngoại giao phá bao vây cấm vận và kiến thiết nền tảng cho hợp tác Việt – Mỹ.”

Xuất phát điểm là một người cần phiên dịch cho tất cả các cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh, Nguyễn Cơ Thạch, với những kĩ năng đàm phán tự học và sự quyết tâm phi thường đã nỗ lực hết mình để trở thành một trợ thủ đắc lực cho ông Lê Đức Thọ trong suốt các vòng đàm phán ở Hiệp định Paris.

Nguyễn Cơ Thạch: Người phá băng và kiến tạo ảnh 1

Ông Nguyễn Cơ Thạch có mặt trong phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa đàm phán Hiệp định Paris năm 1973.

Bộ trưởng Thạch, với tư cách là Trưởng Phái đoàn cấp cao tại Liên Hợp Quốc trong nhiều năm, được nhiều nhà báo nước ngoài ngưỡng mộ và gọi ông là ”con cáo hai đầu” như một lời khen cho sự đối đáp khôn ngoan.

Phim tài liệu về Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.

Ngày 20/9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thức 149 của Liên Hợp Quốc sau 2 năm liên tục bị Mỹ phủ quyết. Cũng trong năm đó, chính quyền của Tổng thống Carter có dấu hiệu bật đèn xanh cho quá trình bình thường hóa.

Nhiều người Việt Nam đã nghĩ về một tương lai tươi sáng hơn khi Việt Nam có thể bắt tay vào công cuộc tái thiết sau chiến tranh. Nhưng những kỳ vọng ấy không kéo dài được lâu.

Những bất lợi ngày một gia tăng ở Việt Nam vào năm 1978. Và đỉnh điểm vào năm tiếp theo khi đất nước rơi vào hai cuộc chiến tranh biên giới ở phía Bắc và phía Tây Nam.

Giữa những thách thức đan xen của lịch sử, Bộ trưởng Thạch đã làm việc không mệt mỏi để tìm cách tháo gỡ thế cấm vận và đặt nền móng cho mối quan hệ Việt – Mỹ.

“Trong giai đoạn mà đất nước đang tìm đường thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội đầy thử thách, ông đã học hỏi từ những chuyên gia kinh tế, học giả Mỹ và Việt Nam ở nước ngoài, góp phần định hình chính sách kinh tế cải cách, mở cửa của Việt Nam”, Đại sứ Hà Kim Ngọc nói.

Nguyễn Cơ Thạch: Người phá băng và kiến tạo ảnh 2
Phái đoàn Việt Nam dự kỳ họp thứ 32 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ ngày 20/9/1977. Ảnh: TTXVN

Giáo sư Thomas Vallely – Giám đốc chương trình Việt Nam, thuộc Trường Harvard Kennedy nhận định, ông Nguyễn Cơ Thạch là “cha đẻ của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại”.

“Bộ trưởng Thạch cũng làm việc với phía ngoại giao để cố gắng đảm bảo sự đa dạng hóa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, hơn là chính sách chỉ dựa vào liên minh”.

Theo Đại sứ Lê Văn Bàng – Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền tại Mỹ (1995 – 2001), Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã nghĩ cách để đột phá. Đầu tiên, Bộ trưởng Thạch nghĩ tới là làm sao mời được Mỹ sang Việt Nam để mở đối thoại.

Vấn đề tù nhân và lính Mỹ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA) đứng đầu trong chương trình nghị sự của Chính quyền Reagan tại Việt Nam. Do đó Nhà Trắng tăng cường bổ sung thêm nhiều nguồn lực cho vấn đề POW/MIA, và duy trì vấn đề này như một ưu tiên hàng đầu trong đàm phán với Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược. Ông dường như có thể tiên đoán được những điều sắp đến, và hiểu được tầm quan trọng của các mối quan hệ cá nhân. Sự ủng hộ của ông đối với vấn đề tìm kiếm người Mỹ mất tích và các tương tác của ông với các cựu chiến binh Mỹ, những người đã từng ở phía bên kia chiến trường, đã phá vỡ thế đóng băng trong quan hệ song phương.

Bà Ann Mills-Griffiths – Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị liên đoàn quốc gia các gia đình POW / MIA, cho biết:

“Dù tình hình có khó khăn và lịch sử bao năm thù địch trong chiến tranh và sau khi chiến tranh kết thúc, Bộ trưởng Thạch vẫn kết luận rằng, việc nghiêm túc hợp tác với chúng tôi sẽ phục vụ lợi ích của Việt Nam và đặt những trụ cột ưu tiên trong tiến trình bình thường hóa quan hệ”.

Bình thường hóa quan hệ là một hành trình muôn vàn khó khăn, đòi hỏi một sự dấn thân. Vào thời điểm bế tắc nhất của vấn đề thì vai trò của các cá nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Nếu POW/MIA là vấn đề lịch sử có ý nghĩa đặc biệt với nhân dân Mỹ, thì vấn đề Campuchia lại có ý nghĩa chiến lược với Mỹ ở khu vực.

Đầu năm 1989, khi Việt Nam tuyên bố sẽ rút hết quân ở Campuchia vào tháng 9/1989, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cử Đại sứ William H. Sullivan, một trong những nhà ngoại giao đã tham gia vào cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ ở Đông Dương, đến Hà Nội vào tháng 5 năm 1989.

Trong chuyến đi đó, Đại sứ Sullivan đã gặp lại Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, một cuộc hội ngộ hơn 15 năm sau Hiệp định Hòa bình Paris.

Bà Virginia B. Foote – Cựu Chủ tịch hội đồng thương mại Việt-Mỹ, vẫn nhớ về bữa tối tuyệt vời tại Nhà khách Chính phủ với Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch.

“Khi đó, một số quan chức Bộ Ngoại giao bắt đầu thảo luận về quan hệ Mỹ - Việt Nam. Rồi căn phòng đột nhiên mất điện, chúng tôi đã ngồi trong bóng tối trong khoảng nửa tiếng trước khi nhân viên mang nến vào. Nhưng ông Sullivan và ông Thạch không bỏ lỡ một khoảnh khắc nào. Họ tiếp tục kể chuyện, họ cười, họ khóc. Đó là một sự tri ân đầy cảm động đối với hai người họ. Mối quan hệ đó cũng như tầm nhìn của ông Thạch đối với Việt Nam xuyên qua cả bóng tối của căn phòng ở Hà Nội”, bà Foote hồi tưởng.

Nguyễn Cơ Thạch: Người phá băng và kiến tạo ảnh 3

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và các phóng viên.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch nhạy bén và kiên định trong nguyên tắc của mình. Đặc biệt là trên bàn đàm phán. Nhưng ông cũng rất linh hoạt, sáng tạo trong hành động, một người cởi mở và có khiếu hài hước. Ông đã đóng góp đáng kể vào việc xây dựng lòng tin giữa hai nước và giành được sự kính trọng và ngưỡng mộ sâu sắc từ các đồng nghiệp Việt Nam, và các đối tác nước ngoài. Đặc biệt là giới báo chí.

Nguyễn Cơ Thạch tỏa sáng ở tất cả mọi nơi mà ông xuất hiện. Không khó để hiểu tại sao rất nhiều người Mỹ tò mò muốn gặp và bắt tay với ông, một “cựu thù” đầy hấp dẫn.

Ông John Mcauliff – Người sáng lập dự án Hòa giải Mỹ - Đông Dương và quỹ cho sự phát triển hòa giải, cho rằng có 4 đặc điểm để miêu tả Bộ trưởng Thạch: đó là “dũng cảm”, “có tầm nhìn”, “kiên cường” và “khả năng sáng tạo”.

“Lòng can đảm của ông ấy cũng như sự bền bỉ và sáng tạo khi làm việc với chung tôi hay với các cựu binh hay với vấn đề POW/MIA. Khả năng của ông trong việc thúc đẩy và tìm cách giải quyết vấn đề”, ông Mcauliff nhận định.

Ông Kenneth Quinn - Nguyên Phó trợ lý Bộ trưởng, đánh giá Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là một nhà ngoại giao tài giỏi. Luôn luôn vì Việt Nam, luôn luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Tuy nhiên, ông ấy đã làm điều đó theo cách khiến đối tác thấu hiểu được.

“Chúng tôi biết cách giao tiếp với ông ấy để ông ấy hiểu được lập trường của chúng tôi. Chính cách thức đó đã giúp chúng tôi tạo được bước đột phá cho quan hệ song phương sau nhiều năm đóng băng. Sự kết hợp quan điểm này trong tư duy của Bộ trưởng Thạch, kể cả sau năm 1991 khi ông nghỉ hưu, đã có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình dỡ bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao”.

Theo bà France Zwenig - Cựu trợ lý của Thượng nghị sĩ John Kerry, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, cùng với Nelson Mandela, Yitzhak Rabin và John Lewis đều tỏa ra ánh hào quang và họ hy sinh vì đất nước. Có người thậm chí hy sinh gia đình, sự nghiệp, hy sinh mọi thứ.

Quan hệ Việt – Mỹ ngày nay tiếp tục tiến triển vững chắc trên con đường do thế hệ của những người đi trước đầy cao quý như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.

Ngọn đuốc đã được truyền lại cho thế hệ tiếp theo, trong số đó có con trai ông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, người trân trọng di sản của ông trong tiến trình để viết lên chương sử mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt – Mỹ.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.