Nguyên nhân Triều Tiên cắt đứt liên lạc với Hàn Quốc

(Ngày Nay) - Hôm thứ Ba, Triều Tiên tuyên bố cắt các đường dây liên lạc chính trị và quân sự với "kẻ thù" Hàn Quốc, sau khi xuất hiện một số tờ rơi chống phá miền Bắc được rải xuống khu vực biên giới hai nước.

Bóng bay mang truyền đơn chống Triều Tiên được thả tại biên giới liên Triều. Ảnh: Yonhap
Bóng bay mang truyền đơn chống Triều Tiên được thả tại biên giới liên Triều. Ảnh: Yonhap

Phía Bình Nhưỡng "sẽ cắt đứt hoàn toàn và đóng cửa đường dây liên lạc giữa chính quyền miền Bắc và miền Nam, được duy trì thông qua văn phòng liên lạc Bắc-Nam ", cũng như các liên lạc khác "từ 12:00 ngày 9/6", hãng thông tấn KCNA đưa tin.

Các liên kết bị cắt cũng bao gồm "đường dây liên lạc Biển Đông và Biển Tây" giữa quân đội hai bên, "đường dây liên lạc thử nghiệm liên Triều" và đường dây nóng giữa Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên và phủ Nhà Xanh của Tổng thống Hàn Quốc.

Tuần trước, Triều Tiên đe dọa sẽ đóng cửa văn phòng liên lạc với Hàn Quốc và cảnh báo về các động thái tiếp theo để khiến Seoul "đau khổ".

Bà Kim Yo Jong – em gái Chủ tịch Kim Jong-un, cũng đe dọa sẽ hủy bỏ một thỏa thuận quân sự đã ký với phía Seoul trừ khi Hàn Quốc ngăn chặn hoạt động rải truyền đơn.

Kẻ phản bội và lừa đảo

KCNA cho biết chính quyền Hàn Quốc liên quan đến "các hành động thù địch chống lại Triều Tiên. Điều này đã khiến mối quan hệ liên Triều trở thành thảm họa".

“Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng không cần phải gặp mặt với chính quyền Hàn Quốc và không có vấn đề gì để thảo luận với họ, vì họ chỉ làm mất tinh thần của chúng tôi".

Bà Kim Yo Jong và một quan chức hàng đầu khác, Kim Yong Chol, đã "nhấn mạnh rằng công việc hướng về phía nam nên hoàn toàn biến thành hoạt động hướng về kẻ thù", hãng thông tấn Triều Tiên cho biết.

Hiệp ước quân sự mà bà Kim Yo Jong đã đe dọa hủy bỏ đã được ký kết trong chuyến thăm của ông Moon tới Bình Nhưỡng vào năm 2018 nhằm giảm bớt căng thẳng biên giới.

Bình Nhưỡng phần lớn đã cắt đứt liên lạc với Seoul sau sự sụp đổ của hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump vào tháng 2 năm ngoái khiến cuộc đàm phán hạt nhân rơi vào bế tắc.

Các hoạt động tại văn phòng liên lạc liên Triều đã bị đình chỉ do đại dịch COVID-19 và phía Bình Nhưỡng đã thực hiện một loạt thử nghiệm vũ khí trong những tháng gần đây. Về mặt lý thuyết, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh do hai bên chưa ký kết hiệp ước hòa bình vào năm mà chỉ dừng lại ở hiệp định đình chiến vào năm 1953.

Theo AFP
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).