Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trải lòng sau 40 năm đi – yêu và viết

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Cuốn hồi ký “40 năm đi, yêu và viết” dày tới 500 trang của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân là giáo trình đầy tính thực tiễn và vô cùng hấp dẫn đối với những người cầm bút, nhất là những nhà báo trẻ. Nhân dịp tác giả ra mắt cuốn hồi ký được bạn đọc mong chờ này, Ngày Nay đã có cuộc trò chuyện ngắn với ông.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong buổi giao lưu tặng sách ngày 15/6/2023 tại ĐH KHXH & NV Hà Nội.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong buổi giao lưu tặng sách ngày 15/6/2023 tại ĐH KHXH & NV Hà Nội.

PV: Ông ấp ủ viết cuốn sách hồi ký về cuộc đời làm báo của mình từ khi nào vậy?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Tôi ấp ủ đã vài năm. Nhất là khi một số nhà báo bảo tôi nên viết lại những câu chuyện nghề nghiệp của tôi như một giáo trình nghiệp vụ đầy thực tiễn. Khi về hưu tôi mới có thời gian viết.

PV: Là một nhà báo lão luyện, lại hóm hỉnh và lạc quan, chắc hẳn cách ông kể câu chuyện đời mình sẽ khác gì với mọi người?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Khác ở chỗ các câu chuyện của tôi luôn có ví dụ và minh họa, luôn hướng tới cách giải quyết , hướng thiện, không nói chung chung, và luôn kéo bạn đọc vào tham gia câu chuyện như thể họ đang là người trong cuộc. Tôi tìm nhiều ví dụ vui để minh họa hơn là những câu chuyện dài dòng. Tôi biết hoá giải chuyện nghiêm túc thành chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ.

PV: Sinh ra trong một gia đình từng có lúc có tổng cộng chín nhà báo, nhưng nghề báo lại không phải là nghề đầu tiên mà ông chọn. Tại sao vậy thưa nhà báo?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Vì những lựa chọn đầu tiên là từ khi còn nhỏ, còn ham vui, còn chiều theo sở thích ngây thơ của mình. Thí dụ khi nhỏ tôi muốn chọn nghề đá bóng, lái xe, họa sĩ. Còn sau này chọn nghề nghiệp cho cuộc đời, cho đường dài, phải tính đến cả các yếu tố khác nữa.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trải lòng sau 40 năm đi – yêu và viết ảnh 1

Cuốn hồi ký 500 trang ra mắt nhân dịp 21/6.

PV: Nghe nói lần đầu tiên ông đi phỏng vấn vào một tòa soạn báo thì bị rớt, nhà báo có nhớ kỷ niệm này không ạ?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Đó là lần tôi chuẩn bị tốt nghiệp tổng hợp văn. Xin về báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. Nhà thơ Bảo Định Giang hỏi có hai câu : vì sao chọn nghề báo và vì sao lại chọn một tờ báo văn học nghệ thuật? Không biết tôi trả lời thế nào mà sau cuộc phỏng vấn đó không có chút hồi âm nào vọng lại …Mà hồi xưa phỏng vấn đơn giản lắm, không giống như bây giờ … May là sau đó tôi được chọn đi học thêm Đại học báo chí ngoài Hà Nội. Lần này sau khi tốt nghiệp báo chí tôi có …5 tờ báo muốn xin tôi về vì lúc đó tôi đã viết bài cộng tác cho nhiều báo hơn. Họ đã biết khả năng viết lách của tôi nhiều hơn

PV: Từ những ngày đầu bỡ ngỡ, cột mốc khiến nhà báo cảm thấy gắn bó và yêu cái nghề không hề dễ dàng này là thời điểm nào?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Đó là khi bắt đầu làm báo chuyên nghiệp. Là khi bắt đầu cầm tấm thẻ nhà báo. Bắt đầu lao vào công việc và việc này cứ nối tiếp việc kia cuốn mình vào . Không dễ gì dừng lại ! Và nhất là khi được cơ sở và nhân vật mà mình viết bài viết thư cảm ơn thì mình hiểu không thể từ bỏ nghề nghiệp của mình.

PV: Viết nhiều thể loại nhưng nổi tiếng ở mảng phóng sự, ông nghĩ đâu là cái chất riêng của phóng sự Huỳnh Dũng Nhân?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Chất riêng? Như nhiều người nói : Đó là đi nhiều, viết khỏe, viết có văn, hơi bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước là cả văn và báo, lấy được cả nước mắt và tiếng cười của người đọc, có tính nhân văn.

PV: Có người nhận xét: nhà báo Huỳnh Dũng Nhân không chỉ đi nhiều, viết khỏe mà còn có máu liều. Ông có nhớ những lần liều lĩnh nhất của mình khi làm nghề là lần nào không? những chuyến tác nghiệp đầy hiểm nguy đã trải qua?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Có lẽ lần liều nhất là vào sâu vào biên giới nước bạn để điều tra buôn lậu mà trong người không có một mảnh giấy tờ gì. Họ mà tóm được chết chắc. Hay lần suýt đi theo một chiếc trực thăng mà họ không cho đi, ít phút sau chiếc máy bay đó rơi, tất cả tử nạn. Hay lần đi viết đảo khi Quảng Ninh, lênh đênh trên biển bằng cái thuyền nhỏ xíu, không có phao, tôi mà rớt xuống nước khác nào như mít rụng. Hoặc như có lần viết về vụ một em nhỏ 6 tuổi bị voi quật chết ở Hàm Tân. Bầy voi vẫn còn đó mà tôi đã vào tận nơi viết bài . Bởi voi nó kéo đến thì chắc tôi cũng bị quật nát từng mảnh …

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trải lòng sau 40 năm đi – yêu và viết ảnh 2

Cuốn hồi ký đánh dấu chặng đường làm báo dấn thân, đầy nhiệt huyết của ông Vua phóng sự.

PV: 40 năm làm báo, nếu chỉ được chọn 4 bài báo ưng ý nhất, “đã” nhất trong sự nghiệp làm báo của mình, ông sẽ chọn bài nào?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Thật là khó chọn! Nhưng có thể là bài Vết xe lăn trên cát Long Hải nói về thương binh Long Hải. Bài Hai giờ dưới lòng đất về việc chui xuống lòng đất 100 mét để viết bài. Bài Ngoài ấy là Trường Sa viết về chủ quyền biển đảo. Chuyện tế nhị thường ngày nói về việc môi trường … Mỗi bài đều có một hiệu ứng cao, được giải báo chí hoặc được bạn đọc khen ngợi .

PV: 40 năm làm nghề, ông cảm nhận như thế nào về sức mạnh của ngòi bút báo chí? Mỗi khi cầm bút, ngoài mục đích phản ánh mọi mặt của đời sống, nhà báo còn quan tâm đến những điều gì?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Có một lần tôi biết được việc một em bé bị bệnh tim đã tìm hết cả người, nằm chờ chết không có tiền để mổ. Tôi viết ngay bài báo và đã có nhiều người giúp em bé mổ tim kịp thời, em được cứu sống. Sức mạnh ngòi bút có thể giúp người là chỗ đó. Ngoài việc phản ảnh thông tin cuộc sống, tôi quan tâm tới vấn đề con người, cố gắng làm sao cho cuộc đời nhân bản hơn, tốt đẹp hơn.

PV: Với vô số nhân vật, câu chuyện đời được tiếp xúc trong suốt quá trình làm việc, với ông, nghề báo đã mang đến cho mình những sự thay đổi, những trải nghiệm đáng giá nào trong cuộc đời?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Trải nghiệm đáng giá của tôi là “tất cả chủ thể của báo chí là con người“, không điều gì là không thể” hãy có gắng làm việc và khẳng định mình. Tôi rất thích câu nói sau đây: “Không phải mình thì là ai. Không phải ở đây thì ở đâu. Không phải lúc này thì lúc nào”. Phải có một cuộc sống có ý nghĩa nhất và ngòi bút đã giúp tôi làm điều đó!

PV: 40 năm làm báo có rất nhiều câu chuyện vui buồn, vinh quang có mà nước mắt cũng có. Có những câu chuyện nào trong sách phải rất cân nhắc và suy nghĩ ông mới quyết định kể lại cho bạn đọc?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Đó là những câu chuyện liên quan đến bầu bán, chấm giải, liên quan đến những lần tôi phải chuyển công tác khỏi những tờ báo ngay lúc tôi đang làm tốt công việc của mình. Sau này tôi mới hiểu không chỉ giỏi nghề mà ổn.

PV: Từng là người quản lý báo chí, tham gia giảng dạy sinh viên báo chí, nhà báo cảm nhận các thế hệ làm báo đàn em hiện nay họ có những điểm mạnh và hạn chế nào?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Điểm mạnh là sinh viên thông minh học giỏi (như sinh ngữ và công nghệ thông tin), nhưng điểm yếu là sự đam mê nghề nghiệp báo chí còn ít !

PV: Vậy theo ông, điều gì quan trọng nhất giúp tạo nên một nhà báo giỏi, dám dấn thân?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Theo tôi, đó là tinh thần cống hiến, lòng yêu nghề và ý chí muốn tự khẳng định mình !

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trải lòng sau 40 năm đi – yêu và viết ảnh 3

Trong hai năm bị tai biến ông vẫn tiếp tục viết , làm thơ , in được 3 tập thơ và tập hồi ký kỷ niệm 40 năm cầm bút.

PV: Sau 8 năm kể từ khi nghỉ hưu, lại gặp nhiều biến cố về sức khỏe, nhưng dường như ông luôn không ngừng quan sát sự vận động của đời sống đương đại, phải chăng đây chính là cách ông duy trì lửa nghề và tinh thần làm việc không ngừng nghỉ?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Quan điểm của tôi về cuộc sống là đời người chỉ sống một lần ….nghe hơi sách vở nhưng rất đúng. Tôi tâm nguyện một điều : Khi được sinh ra thì một mình mình khóc, còn mọi người cười. Nhưng khi mình ra đi thì tôi cố phải là một mình mình cười, còn mọi người thì khóc.

PV: Nhà báo có một câu châm ngôn của riêng mình khi bước vào nghề cầm bút là “Thời gian một chiều. Đi, yêu, và viết. Không có gì ngoài cả cuộc đời”. Ở độ tuổi U70, ông có đề ra những phương châm sống nào mới cho mình không? Niềm vui mỗi ngày ở hiện tại của nhà báo là gì?

NB Huỳnh Dũng Nhân: Phương châm sống của tôi là : Mỗi khi sắp gục xuống hãy nhớ rằng ta có thể bước thêm một bước nữa. Hãy là con người hành động! Niềm vui của tôi bây giờ là Vẽ. Tôi vẽ bất cứ lúc nào có thể vẽ được. Đi trên máy bay cũng vẽ. Đi khám bệnh cũng vẽ. Sống tuổi già cũng không được bị động, không tụt hậu và không để bị bỏ rơi. Hãy làm những gì có thể .

PV: Xin cảm ơn ông và chúc ông có thêm nhiều nhiệt huyết để tiếp tục đi, yêu và viết suốt cả cuộc đời!

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trải lòng sau 40 năm đi – yêu và viết ảnh 4

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân được coi là vua phóng sự của làng báo Việt Nam thời kỳ đổi mới, tên ông được ghi trong Wikipedia. Ông từng kinh qua một chặng đường báo chí đáng nể , từ một phóng viên giỏi nghiệp vụ trở thành một Tổng biên tập , rồi phó ban nghiệp vụ HNB VN, ủy viên BCH HNB VN hai khoá liền , rồi là phó chủ tịch hội nhà báo TPHCM, TBT tạp chí Nghề báo. Ông còn là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam với 30 đầu sách đã in. Ông cũng là giảng viên môn phóng sự cho các trung tâm đào tạo báo chí và trường đại học trong cả nước. Ông được giới báo chí và bạn đọc yêu mến, đánh giá cao nhờ tinh thần yêu nghề, hướng thiện, sống nhân văn , đóng góp tích cực cho xã hội. Cách đây 2 năm ông bị tai biến song đã kiên trì tập luyện, chiến thắng bệnh tật, tập vẽ áp phích tranh cổ động và tranh chân dung, tổ chức 3 cuộc triển lãm tranh tại 2 bảo tàng tại Hà Nội. Tấm gương chiến thắng bệnh tật và sự lạc quan, nghị lực sống hữu ích và tiếp tục cống hiến của ông được nhiều báo đài ca ngợi. Trong hai năm bị tai biến ông vẫn tiếp tục viết, làm thơ, in được 3 tập thơ và một tập hồi ký kỷ niệm 40 năm cầm bút. Tháng 6 năm 2023, ông đã cho ra mắt tập hồi ký nghiệp vụ “40 năm đi, yêu và viết “ để kỷ niệm 40 năm cầm bút của mình.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.