Nhà buôn đồ cổ Lillian Nassau, người khơi dậy sự quan tâm với đèn Tiffany

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lillian Nassau, nhà buôn đổ cổ ở New York, được xem là người đã khơi dậy lại sự nhiệt tình của công chúng đối với Nghệ thuật trang trí (Art Deco) và Tân nghệ thuật (Art Nouveau), cũng như với những tác phẩm của Louis Comfort Tiffany, vào thời điểm mà những cây đèn Tiffany thường bị phá hủy, chỉ để lấy đồng bán phế liệu. 
Nhà buôn đồ cổ Lillian Nassau, người khơi dậy sự quan tâm với đèn Tiffany

Lillian Nassau đã mua chiếc đèn Tiffany đầu tiên của mình với giá 175 đô la và bắt đầu tạo ra sự quan tâm của người mua đối với các tác phẩm Tân nghệ thuật, từ bạc Liberty đến đồ gốm trang trí của Mỹ.

Sự nhanh nhạy và sáng suốt này không chỉ khiến cửa hàng của bà trở thành một trung tâm lớn cho các nhà sưu tập, mà còn làm hồi sinh sự quan tâm của giới mộ điệu đến các nghệ sĩ châu Âu.

Nhà buôn đồ cổ Lillian Nassau, người khơi dậy sự quan tâm với đèn Tiffany ảnh 1

Trước khi lấy chồng, Lillian mang họ Brimberg, bà sinh ngày 25/12/1899. Năm lên hai tuổi, bà cùng gia đình (những người nói tiếng Yiddish) đã di cư từ Warsaw (Ba Lan) đến New York (Hoa Kỳ). Lillian là con cả trong số ba cô con gái của Harry và Sophie Brimberg. Cha bà làm nhiều nghề, bao gồm bán lông thú, đồ sứ và bất động sản. Mẹ bà là một phụ nữ nội trợ. Sau khi tốt nghiệp trường công lập của thành phố, Lillian theo học tại Đại học Columbia, với dự định trở thành một phóng viên - mục tiêu mà bà đã từ bỏ khi quyết định kết hôn vào năm 1920 với Harry Nassau. Chẳng mấy chốc bà đã là mẹ của hai cậu con trai. Ly hôn vào cuối những năm 1930, bà đã tới cửa từng nhà để mua và bán đồ trang sức bằng vàng và bạc ở Long Island để có thể nuôi sống gia đình trong thời kỳ suy thoái khó khăn.

Sau một thập kỷ kinh doanh đồ cổ và mua bán trang sức, Lillian Nassau trở thành nhà kinh doanh nghệ thuật trang trí thế kỷ 20, bà mở cửa hàng đầu tiên ở Manhattan trên Đại lộ số 3 tại Phố 56 vào năm 1945, và lao đầu vào công việc, một phần để xoa dịu nỗi đau buồn về cái chết của con trai lớn, Robert, trong lực lượng vũ trang Thế chiến thứ hai.

Nhà buôn đồ cổ Lillian Nassau, người khơi dậy sự quan tâm với đèn Tiffany ảnh 2

Với kiến ​​thức chung về đồ cổ có được trong thời gian làm việc tại một cửa hàng đồ nội thất và bằng cách đọc các nghiên cứu mới xuất bản về nghệ thuật tân tiến, bà dần bắt đầu kinh doanh các đồ vật trang trí được sản xuất ở châu Âu trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Năm 1956, bà mua chiếc đèn Tiffany đầu tiên của mình với giá 175 đô la từ một đại lý đã trả 100 đô la cho nó. Ngày nay, những nhà sưu tập sẵn sàng trả số tiền gấp ngàn lần số tiền đó để sở hữu trong tay một chiếc Tiffany nguyên bản. Trước khi Lillian qua đời (năm 1995), giá trị của chiếc đèn này cũng đã lên đến một triệu đô la.

Nhà buôn đồ cổ Lillian Nassau, người khơi dậy sự quan tâm với đèn Tiffany ảnh 3

Hai cửa hàng của bà đã trở thành thánh địa cho những người mua Tiffany nghiêm túc, là nơi tụ họp của các nhà sưu tập và giám tuyển bảo tàng từ khắp nơi trên thế giới.

Họ đến để tìm kiếm những tác phẩm Art Deco của thế kỷ 20 mà bà tích trữ và kiến thức chuyên môn mà bà cung cấp, về thị trường và lịch sử của những đồ vật này. Bà là người đầu tiên xử lý và thẩm định các tác phẩm của Louis Comfort Tiffany, và trở thành "nhà vô địch vĩ đại" trong công cuộc phục hưng tác phẩm của Tiffany, bắt đầu từ giữa những năm 1950 và tiếp tục cho đến ngày nay.

Nhà buôn đồ cổ Lillian Nassau, người khơi dậy sự quan tâm với đèn Tiffany ảnh 4

Bà cũng là một trong những người đầu tiên trưng bày các tác phẩm của những người khổng lồ trong ngành thiết kế châu Âu đầu thế kỷ 20: đồ trang sức và đồ thủy tinh của Rene Lalique, bạc của Georg Jensen, bình hoa và đèn của Emile Galle, đồ nội thất của Josef Hoffmann, Louis Majorelle và Carlo Bugatti.

Mặc dù bà từ bỏ công việc kinh doanh còn đang hoạt động ở tuổi 83, Lillian Nassau vẫn là một nhà tư vấn được săn đón trong lĩnh vực nghệ thuật trang trí thế kỷ 20, cho đến khi bà bị bệnh và sau đó qua đời vào ngày 9/10/1995. Arlie Sulka, một chuyên gia về đèn Tiffany đã bắt đầu làm việc cùng Lillian Nassau từ năm 1980, chia sẻ: "Lillian Nassau tin tưởng vào việc phổ cập kiến thức cho khách hàng của mình khi họ mua thứ gì đó từ bà. Bà ấy thích dạy mọi người, và đó là lý do tại sao bà sở hữu một lượng khách hàng lớn và trung thành như vậy. Tôi đang tiếp tục truyền thống đó."

Nhà buôn đồ cổ Lillian Nassau, người khơi dậy sự quan tâm với đèn Tiffany ảnh 5

Vào những năm 1970, khách hàng của bà Nassau bao gồm Catherine Deneuve, Marcello Mastroianni, Barbra Streisand, Andy Warhol, Warner Leroy, tất cả thành viên ban nhạc Beatles, các thành viên của Led Zeppelin và Blood Sweat and Tears. Edgar J. Kaufmann Jr.

Được biết, David Geffen đã mua hầu hết những chiếc đèn Tiffany của mình ở cửa hàng của Lillian Nassau vào những năm 1970, bán chúng vào năm 1984 tại Nhà đấu giá Christie's ở New York với giá gấp hai đến năm lần những gì ông đã trả.

Nhà buôn đồ cổ Lillian Nassau, người khơi dậy sự quan tâm với đèn Tiffany ảnh 6

Sydney và Frances Lewis ở Richmond, là khách hàng của bà Nassau từ những năm 1960 cho đến khi bà nghỉ hưu, đã tặng hầu hết các đồ vật Tiffany, Art Nouveau và Art Deco của họ cho Bảo tàng Mỹ thuật Virginia ở Richmond.

Một trong số các khoản quyên góp của Lillian cho các tổ chức nghệ thuật là bức tranh tường khảm Tiffany, làm tăng thêm vẻ rực rỡ cho khuôn viên Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan.

Nhà buôn đồ cổ Lillian Nassau, người khơi dậy sự quan tâm với đèn Tiffany ảnh 7

"Garden Landscape", thiết kế bởi Louis Comfort Tiffany, được Lillian Nassau tặng cho Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan năm 1976.

Theo Jewish Women's Archive, New York Times
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.