Nhật Bản cân nhắc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở Tokyo

0:00 / 0:00
0:00
Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc khả năng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo trước khi Olympic khai mạc vào tháng tới, nhưng sẽ đưa thành phố này vào danh sách áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm trong thời gian diễn ra thế vận hội mùa Hè này.
Nhật Bản cân nhắc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở Tokyo

Ngày 23/4 vừa qua, chính phủ Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh phía Tây, gồm Osaka, Kyoto và Hyogo. Đây là lần thứ 3 Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19 ở 4 tỉnh, thành này.

Sau đó, ngày 12/5 chính quyền của Thủ tướng Suga Yoshihide đã lần lượt đưa thêm các tỉnh Aichi và Fukuoka vào danh sách, Hokkaido, Okayama và Hiroshima vào ngày 16/5 và Okinawa vào ngày 23/5. Theo dự kiến, tình trạng khẩn cấp ở 10 tỉnh, thành này sẽ hết hạn vào ngày 20/6.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy dịch COVID-19 đang tạm lắng ở nhiều tỉnh, thành.

Ngày 14/6, Nhật Bản ghi nhận 936 ca nhiễm mới, giảm mạnh so với con số 7.766 ca - mức đỉnh của đợt bùng phát thứ 4 này được ghi nhận vào ngày 9/5. Đây là lần đầu tiên số ca nhiễm mới ở nước này giảm xuống dưới 1.000 ca/ngày kể từ ngày 22/3. Đáng chú ý, thủ đô Tokyo chỉ ghi nhận thêm 209 ca nhiễm mới, giảm 26 ca so với một tuần trước đó. Trong khi đó, số ca nhiễm mới ở Osaka, tâm dịch của làn sóng lây nhiễm lần này, cũng giảm 15 ca so với một tuần trước đó xuống còn 57.

Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở phần lớn các tỉnh, thành và đưa một số tỉnh, thành này, trong đó có Tokyo, vào danh sách áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm – một phương án phòng dịch bớt quyết liệt hơn so với tình trạng khẩn cấp.

Theo hãng tin Kyodo, Chính phủ sẽ xem xét liệu có duy trì các biện pháp phòng dịch trọng điểm trong suốt thời gian diễn ra Olympic Tokyo hay không, hay dỡ bỏ các biện pháp này trước khi thế vận hội khai mạc vào ngày 23/7. Một quan chức dấu tên nói: “Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp một cách thích hợp. Sẽ không có việc hủy hay hoãn Olympic”.

Nhiều chuyên gia y tế vẫn bày tỏ quan ngại về khả năng dịch COVID-19 sẽ bùng phát trở lại nếu Nhật Bản tổ chức Olympic Tokyo theo đúng kế hoạch vào tháng 7 tới. Trong tuần này, một nhóm chuyên gia về dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có ông Shigeru Omi, Trưởng nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ về ứng phó với dịch COVID-19, dự kiến sẽ công bố về các rủi ro y tế nếu Olympic diễn ra theo đúng kế hoạch. Trước đó, ông Omi đã từng khẳng định việc tổ chức Olympic trong lúc đang diễn ra cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu là “một điều không bình thường”.

Dự kiến, Thủ tướng Suga Yoshihide sẽ có cuộc họp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 vào ngày 17/6 để đưa ra quyết định về việc có dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở Tokyo hay không. Ngoài vấn đề trên, sự chú ý cũng đang tập trung vào việc liệu Chính phủ Nhật Bản và Ban Tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo có cho phép khán giả trong nước tới dự khán các giải đấu này hay không. Hiện nay, Ban Tổ chức muốn cho phép một số khán giả vào sân và sẽ đưa ra quyết định về số lượng khán giả tối đa được phép dự khán các giải đấu này vào cuối tháng 6. Điều này sẽ tùy thuộc vào quyết định của Chính phủ về giới hạn số lượng khán giả tham dự các sự kiện thể thao, giải trí quy mô lớn.

Hiện nay, giới hạn này là tối đa 5.000 người, hoặc 50% công suất của địa điểm tổ chức nhưng không quá 5.000 người. Tuy nhiên, theo Kyodo, Chính phủ có thể sẽ nâng giới hạn này lên 10.000 hoặc 20.000 người, hoặc chỉ đơn thuần giới hạn ở 50% công suất của địa điểm thi đấu.

Bình luận
Nhiều hoạt động đặc sắc tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"
(Ngày Nay) - Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025); 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 05 - 31/5/2025 sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Liên Hoa Tịnh Cảnh - Bức tranh quý được GHPGVN chọn làm món quà tặng Tổng thống Sri Lanka
Liên Hoa Tịnh Cảnh - Bức tranh quý được GHPGVN chọn làm món quà tặng Tổng thống Sri Lanka
(Ngày Nay) - “Liên Hoa Tịnh Cảnh” – một tuyệt tác sơn dầu của họa sĩ Kim Đức, được sáng tác năm 2022 – không chỉ là bức tranh hoa sen xuất sắc về mặt nghệ thuật, mà còn là biểu tượng sâu sắc của tinh thần từ bi và trí tuệ trong Phật giáo. Với bố cục hài hòa, đường nét mềm mại và chiều sâu tâm linh, bức tranh đưa người xem bước vào một thế giới thanh tịnh, nơi từng cánh sen như đang thở, toát lên mùi hương thanh khiết và âm vọng của tiếng chuông chùa xa xăm.
Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới và những gợi mở mang tính đột phá cho hành trình nâng tầm ngân hàng Việt
Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới và những gợi mở mang tính đột phá cho hành trình nâng tầm ngân hàng Việt
(Ngày Nay) -Tại Diễn đàn “Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới và gợi ý với hệ thống ngân hàng” do Thời báo Ngân hàng tổ chức sáng ngày 05/5/2025, tại Hà Nội, GS. John Quelch - một trong những học giả hàng đầu thế giới trong lĩnh vực marketing chiến lược và xây dựng thương hiệu tài chính, người được mệnh danh “phù thuỷ thương hiệu” đã gợi mở mô hình quốc tế hóa phù hợp cho thương hiệu ngân hàng Việt dựa trên lợi thế cạnh tranh riêng…
Các liền anh, liền chị biểu diễn Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền. Ảnh: Thái Hùng/TTXVN.
Quảng bá tinh hoa văn hóa, gia tăng sức mạnh mềm
(Ngày Nay) - Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, các điểm đến ở Bắc Ninh: Nhà hát Dân ca Quan họ, Đền Cùng- Giếng Ngọc (cùng ở thành phố Bắc Ninh); Làng nghề tranh dân gian Đông Hồ, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương (cùng ở thị xã Thuận Thành)... tiếp tục là sự lựa chọn thăm quan, trải nghiệm của khá đông người dân và du khách...