Ở các đảo lớn, nằm tại vị trí xa nhất của cực Bắc đất nước này, nhu cầu về điện dự kiến sẽ tăng sau khi nhà sản xuất chip Rapidus của Nhật Bản khởi công xây dựng một nhà máy tiên tiến tại đây. Do việc truyền tải nhiều năng lượng từ đảo lớn của Honshu sẽ tốn kém, nên nhu cầu cấp thiết là phải tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo ở địa phương.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp sẽ bắt đầu kêu gọi các đơn đăng ký cho vòng đấu thầu thứ tư về các dự án phát triển điện gió ngoài khơi (hay năng lượng gió ngoài khơi). Khu vực trọng điểm sẽ nằm ở vùng ngoại ô thị trấn Matsumae, mũi phía Nam của Hokkaido.
Bờ biển Hokkaido với khả năng đón gió mạnh hơn các khu vực khác của Nhật Bản, đã được chính phủ chọn là nơi xây dựng các trang trại điện gió ngoài khơi. Do đó, địa điểm này dự kiến sẽ có hiệu suất phát điện cao, giúp cho nhà vận hành dễ dàng đảm bảo lợi nhuận. Những đơn vị trúng thầu có thể chiếm dụng vùng biển này trong 30 năm. Vì điện gió ngoài khơi là một dự án quy mô lớn, có chi phí hàng tỷ USD và kéo dài trong nhiều thập kỷ, nên mục tiêu đầu tiên để thu hút đầu tư của doanh nghiệp là giảm thiểu các rủi ro phát sinh từ việc phối hợp giữa các cấp chính quyền.
Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm tài chính 2030, từ 36% đến 38% điện năng của nước này sẽ đến từ các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi và điện mặt trời. Năng lượng gió ngoài khơi có ưu điểm sản xuất điện ở quy mô lớn hơn và ổn định hơn so với năng lượng mặt trời, ước tính hơn 20%.
Với việc bổ sung trang trại gió ngoài khơi Hokkaido, tổng công suất phát điện ngoài khơi dự kiến đạt 4.900 MW. Cho đến nay, tập đoàn thương mại Mitsubishi Corp. và các đối tác đã trúng thầu tại tỉnh Akita và Chiba, trong khi tập đoàn thương mại Mitsui & Co. và các đối tác đã trúng thầu tại tỉnh Niigata, tập đoàn thương mại Sumitomo Corp. cùng các đối tác đã trúng thầu tại tỉnh Nagasaki. Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có tổng công suất điện gió khoảng 5.700 MW.