Nhật Bản: Không phát hiện bất thường trong mẫu cá sau khi xả nước thải hạt nhân

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 26/8, Chính phủ Nhật Bản cho biết không phát hiện tritium trong các mẫu cá đầu tiên đánh bắt tại vùng biển gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, nơi đã bắt đầu tiến hành quá trình xả nước thải đã qua xử lý phóng xạ ra biển.
Nhật Bản: Không phát hiện bất thường trong mẫu cá sau khi xả nước thải hạt nhân

Hoạt động xả nước thải được tiến hành từ ngày 24/8. Ngư dân địa phương và một số nước láng giềng lo ngại về các tác động đối với môi trường dù Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) khẳng định tiến trình này đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn toàn cầu.

Cơ quan Thủy sản Nhật Bản cho biết các mẫu cá đầu tiên, cá bơn và cá bơn ô liu, đã được đánh bắt ngày 25/8 trong bán kính 5km từ cổng xả thải của nhà máy Fukushima, và không phát hiện tritium trong các mẫu cá này. Cơ quan trên cho biết sẽ tiếp tục lấy mẫu cá hằng ngày để phân tích và cập nhật kết quả sau 1 tháng.

Bộ Môi trường cũng đã thu thập các mẫu nước trong bán kính 50km tính từ nhà máy và sẽ thông báo kết quả vào ngày 27/8.

Trước đó, ngày 25/8, Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy, cũng khẳng định không phát hiện tritium trong các mẫu nước biển thu được từ khu vực xả nước thải của nhà máy điện hạt nhân Fukushima. TEPCO cho biết sẽ duy trì việc lấy mẫu và phân tích nước biển hằng ngày trong vòng 1 tháng, đồng thời đảm bảo công khai minh bạch các kết quả phân tích.

Nhà chức trách Nhật Bản và TEPCO đang giám sát nồng độ tritium trong nước biển tại hơn 100 điểm ngoài khơi các tỉnh Fukushima, Miyagi và Ibaraki.

Trước đó một ngày, IAEA cho biết nồng độ tritium trong nước thải được xả ra Thái Bình Dương từ nhà máy Fukushima thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép.

Tháng 3/2011, Nhật Bản hứng chịu thảm họa động đất và sóng thần, ảnh hưởng tới nhà máy điện hạt nhân Fukushima. TEPCO phải xử lý hàng trăm bể chứa hơn 1 triệu tấn nước ô nhiễm dùng để làm mát lò phản ứng. Lượng nước thải đã trải qua một quá trình xử lý và loại bỏ hầu hết các loại phóng xạ hạt nhân, trừ chất tritium. Lượng tritium còn lại sau đó được pha loãng đến tỷ lệ 1/40, mức nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản, trước khi được thải ra Thái Bình Dương thông qua một đường ống ngầm dài 1km từ nhà máy. Các chuyên gia cho biết lượng tritium trong môi trường sẽ cực nhỏ do hòa lẫn với nước biển.

Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.