Nhật Bản tăng cường chi tiêu quốc phòng lên mức kỷ lục

(Ngày Nay) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang yêu cầu tăng cường ngân sách chi tiêu thêm 8,3% vào năm 2020, mức tăng lớn nhất trong hơn hai thập kỷ qua.
Nhật Bản tăng cường chi tiêu quốc phòng lên mức kỷ lục

Bộ Quốc phòng Nhật Bản mới đây đã công bố dự thảo ngân sách chi tiêu quốc phòng, trị giá 5,48 nghìn tỷ yên (51,9 tỷ USD). Các quan chức cho biết v iệc tăng cường ngân sách sẽ giúp quân đội Nhật Bản xây dựng năng lực ứng phó với các mối đe dọa mới, bao gồm chiến tranh mạng, không gian và điện từ.

Trong số các khoản chi mới được Bộ Quốc phòng đề xuất, có 690 triệu USD dùng để mở rộng đơn vị không gian của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và hệ thống giám sát Nhận thức Tình huống Không gian, còn 340 triệu USD để xây dựng đơn vị phòng thủ không gian mạng và khả năng tác chiến điện từ.

Quốc hội Nhật Bản sẽ thông qua khoản ngân sách quốc phòng vào cuối năm nay. Nếu được thông qua, đây sẽ là lần thứ 9 liên tiếp Nhật Bản tăng cường chi tiêu cho quân sự.

Nhật Bản tăng cường chi tiêu quốc phòng lên mức kỷ lục ảnh 1

Đội trình diễn nhào lộn trên không Blue Impulse của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản bay qua Tokyo để cảm ơn các nhân viên y tế đã nỗ lực chống lại đại dịch hôm 29/5.

Stephen Nagy, phó giáo sư cấp cao tại Khoa Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế Tokyo, cho biết việc mở rộng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản sẽ phù hợp với tốc độ tăng trưởng quân sự nhanh chóng của các cường quốc trong khu vực.

Ông Nagy cho biết, mức tăng ngân sách được Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề xuất tuy tăng cao nhưng phù hợp với mức chi tiêu quân sự ở các khu vực khác của Đông Á, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc.

Vào tháng 5 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố tăng 6,6% ngân sách quân sự, nâng tổng chi tiêu quốc phòng của nước này lên ít nhất 178 tỷ USD.

“Trung Quốc đóng nhiều tàu hơn mỗi năm so với toàn bộ lực lượng của Vương quốc Anh. Kể từ năm 2000, ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng khoảng 10% mỗi năm, do đó việc Nhật Bản tăng cường chi tiêu quốc phòng là điều dễ hiểu", vị chuyên gia nhận định.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, mức chi tiêu có thể tăng hơn nữa một khi quyết định thay thế hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên đất liền được chấp thuận vào cuối năm nay.

Heigo Sato, Phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Thế giới tại Đại học Takushoku, cho biết việc tăng cường ngân sách cũng là để phòng ngừa các hiểm họa từ Triều Tiên, cũng như nhằm thích ứng với tình hình mới khi chính phủ Mỹ dưới thời Donald Trump yêu cầu Nhật Bản tự chủ hơn trong việc đảm bảo an ninh quốc gia.

Nhật Bản tăng cường chi tiêu quốc phòng lên mức kỷ lục ảnh 2

Tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide từng cam kết sẽ duy trì các di sản của người tiền nhiệm Abe Shinzo.

“Thời đại không tăng ngân sách đã qua. Ý định tăng cường chi tiêu có thể xuất phát từ cựu Thủ tướng Abe Shinzo, do đó không nên coi đây là chính sách quốc phòng trong tương lai của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Suga Yoshihide", ông Sato chỉ ra.

Tăng cường quan hệ Nhật-Mỹ

Trước sự hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Trung Quốc, Nhật Bản đã và đang xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ và các đồng minh ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Hồi tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Kono Taro tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ phải trả một "cái giá đắt" cho việc bành trướng sự hiện diện tại các vùng biển ở Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.

"Một trật tự hàng hải tự do và cởi mở ở Biển Đông cũng quan trọng như bất kỳ nơi nào khác và những gì xảy ra ở đó sẽ khiến cộng đồng quốc tế quan tâm", ông Kono nói.

Trước đó vào tháng 7, chính phủ Mỹ đã thông qua đơn hàng bán hơn 100 máy bay chiến đấu F-35 cho Nhật Bản, mà phía Washington tuyên bố sẽ "hỗ trợ các mục tiêu an ninh quốc gia" của Mỹ.

Ông Stephen Nagy cho rằng với việc nền kinh tế Mỹ bị thiệt hại do đại dịch COVID-19, Nhật Bản sẽ phải tự chủ nhiều hơn trong việc đảm bảo an ninh quốc gia và khu vực.

"Với dự thảo ngân sách này, Nhật Bản đang muốn nói rằng: 'Chúng tôi sẽ đẩy mạnh và tăng tỷ trọng chi tiêu của mình để giữ cho Mỹ gắn bó với khu vực'. Họ sẵn sàng thể hiện cam kết của mình với các đồng minh", chuyên gia Nagy nói.

Theo CNN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).