Nhiều gia đình Trung Quốc quay lưng với việc sinh con thứ hai

(Ngày Nay) - Trước khi con trai mình chào đời, cô Chen Huijuan từng không ngần ngại chi tiền cho các sản phẩm chăm sóc da, quần áo và giao lưu với bạn bè. Nhưng hiện tại, cô thậm chí còn ngần ngại mua một chiếc váy mới.
Nhiều gia đình Trung Quốc quay lưng với việc sinh con thứ hai

Sống ở thành phố Tô Châu, phía đông tỉnh Giang Tô, cô Chen kiếm được 5.000 nhân dân tệ (730 USD) mỗi tháng với tư cách là giáo viên trung học, trong khi chồng cô kiếm được 16.000 nhân dân tệ, (2.500 USD) mỗi tháng khi làm việc cho bộ phận bán hàng của một công ty Mỹ tại Thượng Hải.

Việc phải nuôi dưỡng cậu con trai 2 tuổi, Xiyan, đã chiếm 1/3 thu nhập hàng năm của gia đình trẻ này. Trong khi ở Mỹ, chi phí nuôi dưỡng một đứa trẻ chỉ ở mức 1/5 thu nhập.

Việc phải vật lộn với những hóa đơn hàng tháng của Chen phản ánh các khó khăn phải đối mặt với hàng triệu gia đình trung lưu khác trên khắp đất nước Trung Quốc, và là một lý do chính tại sao chính quyền nước này đang đấu tranh để gia tăng tỷ lệ sinh.

Ba năm trước, chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng chính sách một con của mình - quy định đã được thực hiện trong 4 thập kỷ tại đất nước "tỷ dân" này.

Kết quả không như mong đợi

Tăng trưởng dân số của Trung Quốc đã chậm lại trong năm 2018 với 15,23 triệu ca sinh, giảm 2 triệu so với năm 2017, theo Cục Thống kê Quốc gia.

Theo một nghiên cứu năm 2017, hơn 50% gia đình tại Trung Quốc không có ý định sinh con thứ hai - và chi phí là một trong những lý do chính.

"Tôi sẽ không bao giờ cân nhắc việc sinh con thứ hai. Nó quá đắt đỏ", cô Chen nói.

Đây là một vấn đề gây đau đầu cho chính phủ Trung Quốc, vốn ưu tiên tăng trưởng kinh tế nhưng đang phải vật lộn với lực lượng lao động ngày càng thu hẹp và tình trạng dân số già.

Hơn 240 triệu người Trung Quốc (vốn chiếm 17% dân số cả nước) đã bước qua tuổi 60 trong năm 2017, số liệu chính thức tiết lộ

Con số này được dự báo sẽ tăng lên 1/3 dân số Trung Quốc vào năm 2050 - tương đương 480 triệu người. Đến năm 2030, người ta tin rằng dân số của nước này sẽ bị thu hẹp lại, làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc sẽ già đi trước khi trở nên giàu có.

Đứa bé triệu đô

Nhiều cha mẹ và các chuyên gia cho biết chi phí nuôi dạy một đứa trẻ ở Trung Quốc đã tăng mạnh khi mức sống ở nước này được cải thiện và niềm tin của công chúng vào các sản phẩm trong nước đã suy yếu.

Ví dụ, cô Chen chưa bao giờ mua một thương hiệu sữa bột trẻ em nội địa cho con trai mình mà phải lựa chọn các thương hiệu nước ngoài đắt tiền.

Năm 2008, một vụ nhiễm độc sữa bột trẻ em ở Trung Quốc đã giết chết ít nhất 6 em bé và gây ra sỏi thận cùng các vấn đề về đường tiết niệu ở hàng trăm ngàn trẻ em khác. Vụ bê bối này vẫn ám ảnh nhiều bậc phụ huynh ở Trung Quốc.

Cô Chen thậm chí không tin tưởng thực phẩm tại địa phương. Bé Xiyan - con trai cô, chỉ ăn thịt bò, cá tuyết và cá hồi nhập khẩu.

Nhiều gia đình Trung Quốc quay lưng với việc sinh con thứ hai ảnh 1

Chi phí giáo dục và y tế của Xiyan  chiếm khoảng 1/3 thu nhập gia đình cô Chen. Ảnh: CNN

Chi phí cho giáo dục và giải trí cũng là một vấn đề nghiêm trọng, theo bà Wang Dan, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục Wah Ching thuộc Đại học Hong Kong, cho biết.

Cho đến những năm 1990, hầu hết mọi người ở Trung Quốc được hưởng nền giáo dục công cộng, miễn phí hoặc có chi phí tối thiểu, bà Dan nói. "Nhưng bây giờ giáo dục đã trở thành một ngành công nghiệp lớn. Tất nhiên, chi phí (tổng thể) sẽ được đẩy lên".

Cảm thấy áp lực với một xã hội ngày càng cạnh tranh, Chen bắt đầu mua đồ chơi giáo dục cho Xiyan ngay khi đang mang thai để cậu bé không để "thua ở vạch xuất phát".

Bà Manhong Lai - Giáo sư tại Đại học Hong Kong, cho biết các gia đình Trung Quốc luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập từ nhỏ.

Nhưng Lai cho biết chính sách một con đã khiến tâm lý này càng trở nên gắt gao, khiến cha mẹ đầu tư nhiều hơn vào giáo dục cho con mình. "Các cuộc thi tuyển sinh trở nên rất quan trọng, vì vậy các bậc cha mẹ rất nghiêm túc và gây áp lực cao cho con cái họ để cạnh tranh cho một suất học", Giáo sư Lai nói.

Chen và chồng cô đã chi 5.000 nhân dân tệ mỗi tháng để đưa con trai theo học tại một trung tâm ngoại ngữ.

Điều này cho thấy chỉ là giáo dục cơ bản, mà các hoạt động ngoại khóa đang chiếm phần lớn trong chi phí hàng năm của các gia đình.

Fan Meng và chồng cô đều làm việc toàn thời gian tại Bắc Kinh, nhưng cả hai đều nói rằng họ sẽ không sinh con thứ hai. "Ngày nay, việc nuôi dạy một đứa trẻ thực sự tốn kém đối với một gia đình", cô Fan nói.

Con gái 5 tuổi của họ - Qi Xuanru, không chỉ biết chơi một nhạc cụ mà cô bé còn thích trượt tuyết và lặn. Fan nói rằng họ muốn hỗ trợ cho con gái mình từ khi còn nhỏ, ngay cả khi chi phí đánh đổi rất cao.

"Trẻ em ngày nay không giống như khi chúng tôi còn nhỏ. Chúng tôi chỉ đơn giản là cần được đưa đến trường. Bây giờ con gái tôi có sở thích riêng của mình", cô nói.

Chi phí y tế tăng

Nhiều phụ huynh lo lắng rằng dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản do chính phủ tài trợ là không đủ để trang trải hóa đơn cho các chứng bệnh nặng.

Chẳng hạn, con trai của Chen bị mắc các vấn đề về đường ruột và dạ dày, cậu phải đến bệnh viện mỗi tháng một lần từ rất nhỏ.

Nhưng ngay cả sau khi Chen đã tìm được một bác sĩ giỏi, cô nói rằng mình phải đưa cho chuyên gia y tế một khoản phụ phí để đảm bảo con cô được chăm sóc tốt nhất.

Các khoản tiền hối lộ được bỏ trong phong bao đỏ là một phần không thể thiếu trong quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân tại nước này do hệ thống y tế công cộng quá tải khiến bệnh nhân phải hối lộ để được điều trị tận tâm.

Trên hết, Chen phải chi ra 15.000 nhân dân tệ/năm (2.200 USD) cho hóa đơn bảo hiểm y tế tư nhân của con trai mình.

"Tôi luôn muốn cho con tôi những điều tốt nhất. Các bác sĩ giỏi nhất, đồ chơi tốt nhất, giáo dục tốt nhất", Chen nói.

Các nhà chức trách đã cung cấp các khoản trợ cấp cho các cặp cha mẹ muốn có con thứ hai, chẳng hạn như hỗ trợ tài chính cho sữa bột trẻ em và thời gian nghỉ thai sản đã được gia hạn.

Ở tỉnh Hồ Bắc, một thành phố đang cung cấp dịch vụ sinh con miễn phí cho phụ nữ sinh con thứ hai, trong khi một thành phố khác sẽ trao thưởng 1.200 nhân dân tệ cho gia đình có con thứ hai.

Nhưng Chen nói rằng chỉ có cha mẹ mới có quyền quyết định việc sinh con thứ hai. "Có con hay không là một lựa chọn cá nhân. Đây là một lựa chọn cho cuộc sống của chính bạn", cô nói.

Trong khi đó, cô Meng cho biết mình có quan điểm khác với cha mẹ về việc có một gia đình "đông con".

"Đối với tôi, một em bé là đủ", cô nói. "Tôi chỉ có đủ khả năng nuôi một đứa trẻ, cả về vật chất và tinh thần".

Theo CNN
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.