Nhiều giáo viên chê môn Tiếng Việt 1 quá nặng, phải nhờ phụ huynh kèm thêm

Nhiều giáo viên tiểu học đánh giá môn Tiếng Việt 1 quá nặng khiến trẻ sợ học chữ, còn các cô phải thường xuyên nhắn tin nhờ phụ huynh kèm thêm buổi tối.
Một bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1.
Một bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1.

Đánh giá nội dung kiến thức sách giáo khoa Tiếng Việt 1, nhiều giáo viên cho rằng thiết kế bài học nặng so với chương trình cũ. Trước đây, mỗi bài, các em học 2 âm, vần; nhưng trong sách giáo khoa mới, bài học được thiết kế dài với nhiều nội dung hơn trong một tiết. Chương trình mới cũng tăng thời lượng môn Tiếng Việt trên lớp (tăng 70 tiết) so với năm trước.

Cô Nguyễn Thu Lan, giáo viên lớp 1 tại một trường tiểu học quận Hà Đông, Hà Nội, cảm thấy áp lực với khối lượng kiến thức trong môn Tiếng Việt 1 mà cô cho là được thiết kế quá nặng. Với chương trình cũ, mỗi bài Tiếng Việt, học sinh chỉ học một chữ hoặc âm, nhưng trong sách mới mỗi bài sẽ có từ 2 đến 3 chữ, gồm cả âm ghép.

Học sinh lớp cô Lan có hai "nhóm" rõ rệt. Những em đã học Tiếng Việt trước khi vào lớp 1  học rất nhẹ nhàng, chủ yếu chỉ cần tập trung luyện chữ đẹp và đọc trôi chảy. Những em chưa học trước, đến lớp mới được cô dạy chữ thì rất lúng túng, đuối hẳn vì không tải hết được kiến thức trong một bài. Hầu như ngày nào cô Lan cũng phải xin thêm giờ để kèm những bạn yếu hơn. 

Cô Lan đánh giá, Tiếng Việt 1 có tốc độ dạy học chữ rất nhanh. Một bài học sẽ gồm nhận biết mặt chữ cái, ráp âm, vần, học thuộc chữ, viết chữ và đọc câu văn cuối bài... Nhiều kiến thức được tích hợp trong cùng một bài giảng khiến cả giáo viên và học sinh cảm thấy khó khăn.

Thời lượng mỗi tiết học 30-35 phút không đủ để các em vừa đọc vừa viết. Để đuổi theo chương trình, cô Lan thường xuyên nhắn tin nhờ phụ huynh kèm con học chữ buổi tối.

Đồng quan điểm, cô Cao Thị Liễu, giáo viên một trường tiểu học ở Hoà Bình, đánh giá nội dung môn Tiếng Việt 1 khá nặng. Đặc biệt là phần âm, chương trình chỉ dành 5 tuần để hoàn thành. Với học sinh lớp 1 vừa từ lớp mầm non lên, việc phải tiếp thu ngay một khối lượng kiến thức như vậy là rất khó.

Cô Liễu thẳng thắn: "Chương trình không hề giảm nhẹ như Bộ GD&ĐT và chủ biên sách từng nói, thậm chỉ còn nặng gấp đôi. Giáo viên mệt một thì các em mệt mười".

Trong khi đó, cô Lương Ngọc Thuý, giáo viên tiểu học ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho rằng, mục tiêu chính của chương trình Tiếng Việt lớp 1 từ xưa đến nay vẫn là dạy học sinh biết đọc, biết viết. Dù có thiết kế và thay đổi cách tiếp cận thế nào thì học sinh đều phải học đủ 29 chữ cái và khoảng 140 vần. Chương trình mới không thể thêm chữ nào, vần nào vào tiếng Việt nên không thể nói rằng nặng hơn chương trình cũ.

Theo cô Thuý, phụ huynh không nên nản lòng với hiện tượng con lơ là thiếu tập trung. Cần hiểu rằng, trẻ 6 tuổi chỉ có khả năng tập trung trong khoảng thời rất hạn chế (khoảng 10 - 30 phút). Phụ huynh cần phối hợp giáo viên để cùng dạy con  đọc, viết… đúng cách, hiệu quả ngay tại nhà.

Ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho rằng, học sinh lớp 1 chỉ vừa qua bậc mầm non, nên học mà chơi, chơi mà học. Yêu cầu về học chữ, tập viết đối với trẻ ở độ tuổi này chỉ dừng lại ở mức vài dòng, không nên đặt yêu cầu quá cao như em cần viết đẹp, đúng ô li…Không nên ép học sinh đọc thông, viết thạo càng sớm càng tốt, gây căng thẳng cho các em.

Theo VTC News
Bình luận
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
(Ngày Nay) - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .