Những bà góa chỉ mong chết cùng chồng

(Ngày Nay) - Tại nhiều nơi trên thế giới, cái chết của một người đàn ông cũng chính thức đánh dấu cái chết về mặt xã hội đối với người bạn đời của họ. Trên khắp thế giới, có hàng triệu phụ nữ góa chồng đang phải chịu cảnh nghèo khổ, bạo lực, vô gia cư, bị tẩy chay và phân biệt đối xử theo cũng tập tục lạc hậu, lỗi thời. Không chỉ bị đẩy ra ngoài lề xã hội, phụ nữ góa chồng còn phải đối mặt với sự ngược đãi và nhiều hiểm họa khác trong cuộc sống.
Những bà góa chỉ mong chết cùng chồng

T các thành ph bà goá n Độ…

Nếu một đạo diễn phim ở Holywood cần tìm bối cảnh cho một bộ phim về đề tài xác sống, có lẽ họ nơi tìm tới những thành phố như Vrindavan hay Varanasi ở Ấn Độ. Được mệnh danh là “thành phố bà góa”, đây là nơi hàng chục nghìn phụ nữ góa bụa đang sống vật vờ qua ngày trong nghèo khổ, đói khát, trong sự lạnh nhạt và quên lãng của xã hội. Họ có chung một ngoại hình và một số phận: cạo đầu, mặc tang phục trắng buồn thảm, ăn uống đạm bạc và sống cô quả đến cuối đời.

Bà góa Manu Ghosh, 85 tuổi, sống ở “thành phố bà góa” Vrindavan, bang Uttar Pradesh miền Bắc Ấn Độ. Năm 11 tuổi, bà bị ép gả cho một người đàn ông hơn mình 30 tuổi. Khoảng cách tuổi tác khiến bà đã phải chịu cảnh sống góa bụa trong phần lớn cuộc đời mình.

“Tôi từng đi rửa bát và giặt giũ thuê cho các gia đình để kiếm sống. Nhưng ngay khi họ phát hiện ra tôi là một bà góa, họ đuổi tôi thẳng cổ”, bà Ghosh cho biết.

Những bà góa chỉ mong chết cùng chồng ảnh 1

Tệ nạn ép gả trẻ em gái góp phần vào việc biến Ấn Độ thành nước có số phụ nữ góa chồng đông nhất trên thế giới, với con số ước tính khoảng 46 triệu người. Và điều đáng buồn là tại Ấn Độ, sự kỳ thị đối với phụ nữ góa chồng cũng đã ăn sâu bám rễ trong tôn giáo và văn hóa tại nước này. Nhiều người Ấn Độ giữ quan niệm cổ hủ rằng phụ nữ góa không có quyền được hưởng thụ vật chất, niềm vui, thậm chí là quyền được tham gia vào các nghi thức tôn giáo Hindu.

Nhiều người còn cho rằng, cái chết của một người đàn ông có nguyên do từ chính vợ ông ta, bởi nếu người vợ đủ tốt và chung thủy sẽ có thể tránh được cho chồng mình khỏi cái chết. Trong những trường hợp cực đoan nhất, một người phụ nữ góa sẽ tự sát trên chính giàn hỏa thiêu của chồng mình. Tập tục lâu đời này có tên là Sati, hiện đã bị cấm tại Ấn Độ, nhưng định kiến rằng một bà góa cần phải để tang đến hết cuộc đời mình thì vẫn còn kéo dài tới ngày nay.

Nhưng để tang không cũng chưa đủ. Phụ nữ góa Ấn Độ cần phải tự cách ly mình ra khỏi đời sống xã hội, bởi những quan niệm mê tín cho rằng ngay cả cái bóng của họ cũng có thể mang đến sự xui xẻo và tai ương cho những người xung quanh. Hàng nghìn phụ nữ góa bị gia đình bỏ rơi và sống cảnh màn trời chiếu đất, nhiều người phải đi ăn xin hoặc làm nghề mại dâm để sinh tồn.

Bà Ghosh cùng cô con gái nhỏ đã bị chính gia đình mình đuổi ra đường sau cái chết của chồng.

“Con gái tôi đã chết vì duy dinh dưỡng. Tôi không kiếm đủ thức ăn cho nó, bởi không ai muốn giúp đỡ một bà góa cả. Sau cái chết của con, tôi đã đến Vrindavan”, bà Ghosh kể về chuỗi ngày đau khổ cùng cực cả về vật chất và tinh thần sau khi chồng qua đời.

“Phụ nữ nên chết trước chồng, để không phải sống trong địa ngục như thế này,” bà Ghosh cay đắng kết luận.

Chuyện đời của bà Ghosh là câu chuyện điển hình có thể nghe được ở bất cứ ngóc ngách nào trong các “thành phố bà góa”. Và được chết sớm cũng là mong muốn chung của họ.

“Con cái đã đuổi tôi ra đường sau khi chồng tôi chết”, bà góa Manuka Dasi, một cư dân khác của thành phố Vrindavan cho biết. “Tôi đã cố sing tồn bằng cách tụng kinh ở đền thờ để kiếm một bữa ăn mỗi ngày. Tôi chỉ mong được chết để thoát khỏi cuộc đời khốn khổ này”.

ti các nghi thc ty ra châu Phi

Nếu phụ nữ goá chồng ở Ấn Độ chịu số phận bị khinh rẻ và xa lánh, thì tại nhiều nước châu Phi, các bà goá còn trở thành đối tượng bạo hành, thậm chí trở thành một tài sản thừa kế của người chồng quá cố.

Khi chồng của Clarrisse, 34 tuổi, người Cameroon, qua đời vì bệnh sốt rét hồi năm 2015, cô bị gia đình chồng đuổi khỏi ngôi nhà riêng của cặp đôi và bị ép cưới em trai chồng. Sau khi quan hệ với người chồng mới, cô bị lây bệnh giang mai từ người này. Nhưng không ai coi Clarrisse là nạn nhân. Trái lại, cô bị đối xử như một tội đồ.

Những bà góa chỉ mong chết cùng chồng ảnh 2

“Người chồng mới buộc tội tôi ngoại tình. Anh ta họp mặt gia đình hai bên và nói với họ rằng tôi là một con điếm”, Clarrisse nói trong nước mắt. “Ai cũng cho rằng tôi là phù thuỷ và buộc tội tôi giết chồng… bà mẹ kế thì đe doạ sẽ giết tôi”.

Bị dồn vào đường cùng, Clarrisse ôm con bỏ trốn và hiện đang sống trong một túp lều lụp xụp bên bờ sông ở ngoại ô thành phố Douala.

Hàng triệu phụ nữ goá chồng ở khu vực tiểu vùng Sahara ở châu Phi đang phải sống trong cảnh đói nghèo cùng quẫn sau khi bị tước đoạt tài sản chung và quyền thừa kế sau khi chồng qua đời. Nhiều người, như Clarrisse, bị gia đình chồng đối xử tàn tệ, bị buộc phải trải qua hủ tục tẩy rửa hoặc bị bắt ép trở thành “vợ thừa kế” của thành viên nam nào đó trong gia đình chồng.

Nghi thức tẩy rửa là một nghi thức nhằm “tẩy” linh hồn của người chồng quá cố ra khỏi vợ của anh ta. Các cộng đồng khác nhau ở châu Phi có những nghi thức tẩy rửa khác nhau. Ở Nigeria và một số nơi khác, phụ nữ goá chồng bị buộc phải quan hệ tình dục với anh em trai của chồng, “người đàn ông lạ mặt đầu tiên họ gặp ngoài đường”, hoặc một người đàn ông nào đó được gia đình chồng chỉ định. Nếu người phụ nữ không làm theo hủ tục này, con cái họ bị cho là sẽ phải gánh chịu tai ương.  Trong một số cộng đồng châu Phi khác, phụ nữ goá chồng bị buộc phải uống nước lau rửa thi thể chồng, bị buộc không được vệ sinh thân thể trong nhiều tháng, hoặc bị buộc phải than khóc trong tình trạng khoả thân nhiều lần mỗi ngày.

Hủ tục “thừa kế vợ”, các nghi thức tẩy rửa cũng như tình trạng phụ nữ goá chồng bị đuổi khỏi gia đình và sống cuộc sống vô gia cư đã làm thổi bùng lên đại dịch HIV/AIDS trên khắp lục địa châu Phi. Đây cũng được cho là một nguyên nhân dẫn đến đợt bùng phát dịch bệnh Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới tại khu vực Tây Phi.

Theo Báo cáo về Phụ nữ goá chồng toàn cầu của quỹ Loomba, có gần 26 triệu phụ nữ goá chồng, tức là vào khoảng 10% phụ nữ goá chồng trên toàn thế giới, đang sống ở khu vực tiểu vùng Sahara. Tại khu vực này, tình trạng bạo hành phụ nữ goá chồng đang diễn ra trong mọi tầng lớp, mọi sắc tộc, mọi hoàn cảnh kinh tế, khiến cho phụ nữ goá chồng trở thành đối tượng cùng khổ và dễ bị tổn thương nhất tại khu vực này. Tuy nhiên, các chính phủ ở đây thường không để tâm tới các bà goá và phớt lờ tình cảnh khổ cực của họ.

“Mọi bà goá đều có chung môt hoàn cảnh - họ bị đẩy ra lề xã hội, bị sỉ nhục và bị bạo hành,” bà Marthe Chantal Ngouassa, chủ tịch một quỹ cứu trợ phụ nữ goá chồng ở Cameroon, cho biết. “Cái chết của bà goá xảy đến ngay tại thời điểm chồng họ qua đời”.

và nhng cái chết kép trong chiến tranh, xung đột

Chiến tranh là dịch bệnh là nguyên nhân khiến số phụ nữ goá chồng trên toàn thế giới tăng thêm 9% từ năm 2010 đến năm 2015. Đặc biệt, cuộc nội chiến Syria và các cuộc xung đột khác khiến số bà goá ở Trung Đông và Bắc Phi tăng với tốc độ chóng mặt là 24% chỉ trong vòng 5 năm.

Những bà góa chỉ mong chết cùng chồng ảnh 3

Do những hạn chế tôn giáo, rất nhiều phụ nữ goá chồng ở khu vực này không thể tìm kiếm việc làm để tự nuôi sống bản thân và buộc phải sống dựa vào gia đình người chồng quá cố. Sự phụ thuộc khiến họ dễ dàng trở thành đối tượng bị áp bức và bạo hành.

Cô Umm Ahmed, người Syria, đã trở thành một goá phụ sau khi chồng qua đời trong cuộc nội chiến ở nước này. “Không như tôi nghĩ, cái chết của chồng tôi chưa phải là thảm kịch lớn nhất, nó mới chỉ là sự khởi đầu của một hành trình đầy khó khăn”.

Mới 28 tuổi, Umm Ahmed mong muốn tìm được một người ông sẵn sàng lo lắng cho mẹ con cô để đi bước nữa. Nhưng đây không phải điều dễ dàng trong một cộng đồng vốn đầy ác cảm với những phụ nữ có con muốn tái hôn. Nhiều bà goá buộc phải ở vậy nuôi con cả đời, và những bà goá trẻ tuổi không con thì cũng chỉ có hai lựa chọn: Hoặc trở thành vợ lẽ của ai đó, hoặc cưới một người già hơn nhiều tuổi và trở thành nô lệ phục dịch họ.

Nhưng trong số các phụ nữ goá chồng do chiến tranh, Umm Ahmed dường như vẫn là trường hợp may mắn. Sau cuộc nội chiến ở Rwanda năm 1994, có tới hơn 70% phụ nữ trưởng thành ở nước này đã trở thành bà goá. Rất nhiều người trở thành nạn nhân bị xâm hại tình dục tập thể, hoặc phải tận mắt chứng kiến cái chết của chồng, con và người thân của mình. Sau xung đột, họ tiếp tục bị kỳ thị xa lánh do quá khứ từng bị xâm hại, và bị tranh giành những tài sản ít ỏi còn lại.

Vòng đói nghèo lun qun

Trên toàn thế giới, có khoảng 260 triệu bà goá. Cứ bảy phụ nữ goá chồng thì có một người sống trong nghèo đói cùng cực. Tình cảnh goá bụa không chỉ có tác động nặng nề đến đời sống người phụ nữ, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đời con cái họ, đặc biệt là trẻ em gái. Tình cảnh khốn khó buộc nhiều phụ nữ goá chồng phải cho con nghỉ học, khiến chúng trở thành đối tượng của cưỡng bức lao động trẻ em. Nhiều bà goá buộc phải gả con gái vị thành niên cho những người đàn ông lớn tuổi, và vòng goá bụa luẩn quẩn một lần nữa lặp lại trong cuộc đời những đứa trẻ này.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.